(hay “Vì sao phải đến ngày 30-4-1975 Việt Nam mới có được sự thống nhất đất nước”)
Sư tầm từ Tâm Minh Nguyễn | #tamminhnguyen #thongnhatdatnuoc
Trong lịch sử Việt Nam hiện đại từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến nay, chỉ có chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính thể duy nhất do toàn dân Việt Nam xây dựng lên. Chính thể ấy là kết quả của cuộc cách mạng toàn dân tộc lật đổ ách thống trị của thực dân, đế quốc và bè lũ Việt gian tay sai của chúng.
Chính thể ấy ra đời từ một cuộc cách mạng giải phóng giống như Cách mạng Mỹ 1776, Cách mạng Pháp 1789, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 chứ không phải nhờ đến một thế lực ngoại bang nào ban cho nền độc lập, tự chủ hay một thế lực “bề trên” ban cho tự do, dân chủ, bình đẳng… Và chính thể ấy luôn hàng động vì quyền lợi của toàn thể dân tộc Việt Nam chứ không vì bất cứ một cá nhân nào, phe phái nào.
Còn những chính thể khác trên lãnh thổ Việt Nam sau năm 1945 đều được nước ngoài tạo dựng và giật dây để phục vụ cho lợi ích của đế quốc, thực dân, của ngoại bang xâm lược. Có thể kể ra đây Quốc gia Việt nam (do Pháp dựng lên năm 1949), Việt Nam Cộng hòa (do Mỹ dựng lên năm 1955) cho đến các chính phủ bù nhìn lưu vong mà mới đây nhất có cái gọi là “Chính phủ lâm thời đệ tam Việt Nam cộng hòa” do Đào Minh Quân cầm đầu ở Mỹ được CIA dựng lên và là một tổ chức khủng bố.
Ngày thống nhất non sông 30-4-1975 đã khẳng định một điều: Không có chuyện miền Bắc chiến thắng miền Nam mà chỉ có chiến thắng của dân tộc Việt Nam trước đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước. Bởi vì đã từ năm 1945 và từ rất lâu trước đó, “Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Thế nhưng có một bộ phận người Việt Nam lại không học được chân lý ấy. Có những kẻ học theo cách hành xử của các “quân tử Tàu”, thích cát cứ phong kiến, thích làm vua một vùng, thích… đủ thứ ! Có những kẻ học đòi phong cách lãng tử Pháp đem sở thích cá nhân đặt lên trên sự bình đẳng về quyền lợi của đồng loại. Và cũng có cả những kẻ học đòi thói “cowboy” Bắc Mỹ và cho đó là thứ tự do nhất trần đời, tự do bắn giết, tự do làm đĩ và tự do xâm phạm quyền tự do của người khác, của dân tộc khác.
Chính vì thói vọng ngoại đến dị hợm như vậy mà trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, những kẻ “chống Cộng đến cùng” đã có ít nhất ba lần quay lưng lại với cơ hội thống nhất đất nước và hòa hợp dân tộc. Chúng đã bất chấp việc những người Cộng sản Việt Nam đã chìa bàn tay đề nghị hợp tác, cùng nhau hành động vì mục tiêu chung của cả dân tộc là độc lập, tự do, hòa bình, hạnh phúc mà quay ra phục vụ ngoại bang, vứt bỏ quyền lợi của nhân dân chỉ vì quyền lợi bản thân chúng.
1- Lần thứ nhất: Nói đến chống Pháp, kẻ nào cũng to mồm nhưng đều vô dụng.
Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông dương đứng ra tổ chức, hiệu triệu toàn dân Việt Nam vùng lên đánh cho Pháp chạy, đánh cho Nhật hàng để thành lập một chính quyền của riêng người Việt Nam, đứng ra đón tiếp quân đồng minh vào giải giới quân Nhật bại trận. Ở thời điểm đó, nhiều quốc gia phải nhờ đến lực lượng quân sự hùng mạnh của các đồng minh chống phát xít như Liên Xô, Mỹ, Anh và cả Pháp nữa mới làm được điều đó. Còn người Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thì đã đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
Lẽ ra trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6-1-1946, những người Cộng sản Việt Nam hoàn toàn có đủ uy tín và sức mạnh để có vị trí xứng đáng trong một chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên của đất nước. Thế nhưng những thế lực cơ hội chính trị bám gót ngoại bang đã núp bóng sức mạnh quân sự của ngoại bang để lớn tiếng đòi cho chúng có những vị trí trong Quốc hội mặc dù chúng không hề có một chút mảy may đóng góp vào cuộc Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay Nhân Nân Việt Nam.
Đó là Đại Việt quốc dân đảng (thường gọi là “đảng Đại Việt”) theo chủ thuyết “dân tộc sinh tồn”, thực chất là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi do Trương Tử Anh cầm đầu. Dưới sự bảo trợ của OSS (tiền thân của CIA), tổ chức này bỏ chủ Nhật (đã hết thời) để theo gót quân Anh-Pháp, mượn danh nghĩa giải giới quân phát xít Nhật vào chiếm đóng miền Nam Việt Nam (phía Nam vĩ tuyến 16). Đây là tổ chức chống Cộng phản động nhất ở Việt Nam khi đó và là mầm mống sinh ra quái thai “Chủ nghĩa quốc gia” của chính quyền ngụy Sài Gòn sau này.
Đó là Việt Nam cách mệnh đồng minh hội (thường gọi là “Việt cách”) cũng là một tổ chúc bám gót quân Quốc dân Đảng Trung Hoa do “thầy bói” Nguyễn Hải Thần (tên thật là Võ Hải Thu cùng các bí danh khác là “Nguyễn Cẩm Giang” và “Nguyễn Bá Tú”) cầm đầu. Đó là tổ chức cơ hội chính trị nhân Cách mạng tháng Tám thắng lợi để “tranh phần công lao” và chống đối cả Pháp lẫn Việt Minh như “Đảng Dân Xã” của Huỳnh Phú Sổ và Nguyễn Bảo Toàn (tức Nguyễn Hoàn Bích) cầm đầu ở Nam Bộ. Đó là Việt Nam Quốc dân đảng (thường gọi là “Việt Quốc”), vốn tập hợp những phần tử suy thoái chính trị sau khi khởi nghĩa Yên Bái bị thực dân Pháp đàn áp chạy sang Trung Quốc nương nhờ quân Quốc dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, nay theo quân Tưởng vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân phát xít Nhật, phục vụ chính sách “Hoa quân nhập Việt” của Tưởng Giới Thạch.
Trong điều kiện chính quyền cách mạng còn đang trong thời kỳ “trứng nước” lại phải đối phó với giặc ngoài từ nhiều phía cũng như sự phân rã chính trị trong nội bộ đất nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất chỉ là để “không tham gia chính trường về danh nghĩa”, chỉ để lại “Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác” làm tổ chức hoạt động công khai trong khi Mặt trận Việt Minh vẫn thay mặt Đảng lãnh đạo cách mạng.
Mặt trân Việt Minh đã có một bước nhượng bộ rất lớn khi tuyên bố “nhường” cho Việt Quốc, Đại Việt và Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử (được coi như đại biểu đương nhiên). Đó là lần đầu tiên, những người Cộng sản Việt nam chìa bàn tay hợp tác với các lực lượng đối lập sau Cách mạng Tháng Tám-1945 với niềm tin và hy vọng rằng các đối tác sẽ chung tay xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân để đấu tranh vì nền độc lập của Tổ Quốc.
Tuy nhiên, niềm tin ấy đã bị phản bội. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng tái xâm lược Nam Bộ, các đối tác của Mặt trận Việt Mình đã không hề có một tiếng nói ủng hộ cuộc kháng chiến vừa bùng nổ mà chỉ nhăm nhăm lo cho quyền lợi của mình khi cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên sắp diễn ra. Và sau khi Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa vì muốn giảm bớt xung đột ở Nam Bộ, chọn con đường đàm phán để cứu vãn hòa bình bằng Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1945 thì cả Việt Quốc, Việt Cách lẫn Đại Việt đều lớn tiếng buộc tội Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “bán nước”; trong khi chúng không hề đóng góp một phần dù là hết sức nhỏ vào công cuộc gìn giữ nền độc lập bằng biện pháp ngoại giao.
Nguyễn Hải Thần đã từ bỏ công vụ và trốn sang Trung Quốc. Cố vấn Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Đại) cũng trốn tránh trách nhiệm và chọn cách tạm lưu vong ở Hồng Công (Trung Quốc). Ghê gớm hơn nữa, Trương Tử Anh cùng bè đảng Đại Việt còn móc nối với thực dân Pháp âm mưu dàn dựng một vụ ném lựu đạn vào lính Pháp duyệt binh mừng Quốc khánh Pháp (14-7-1946) để quân Pháp lấy cớ làm cuộc “chính biến” lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bắt giam Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn bộ phái đoàn Việt Nam đang đàm phán ở Hội nghị Fontenneblo. Nếu không có sự quyết tâm của Phó Chủ tịch chính phủ Huỳnh Thúc Kháng, sự tinh tường của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp và sự mưu trí của các chiến sĩ an ninh Việt Nam khi phá vụ án Ôn Như Hầu ngày 12-7-1946 thì Cách mạng Việt Nam có lẽ đã diễn biến theo một chiều hướng bi đát hơn rất nhiều.
Sau vụ này, thực dân Pháp cũng lờ tịt đi chuyện “xin phép diễu binh”. Còn phía Việt Minh thì thừa hiểu tai sao lại như vậy. Và cũng là dễ hiểu khi Phan Huy Quát, một trong các “lãnh tụ có máu mặt” của Đại Việt quốc dân đảng đã công khai đứng về phía thực dân Pháp và năm 1949, y được giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền bù nhìn của Bảo Đại. Đến năm 1965, Phan Huy Quát còn làm Thủ tướng trong cái gọi là “Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa” ở Sài Gòn sau khi Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đế quốc Mỹ “thí ngựa giữa dòng”.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là đây là lần đầu tiên, các thế lực cơ hội chính trị đội lốt chủ nghĩa dân tộc đã chối bỏ sự hợp tác với những người Cộng sản Việt nam để bảo vệ nền độc lập mà Dân tộc Việt Nam phải tốn biết bao xương máu sau gần 100 năm mới giành lại được. Sự ích kỷ hẹp hòi của họ đã đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, quay lưng lại với đồng bào mình để bắt tay với đế quốc thực dân, mong cầu một quyền lợi ích kỷ cho bản thân và nhóm cơ hội chính trị của mình.
2- Lần thứ hai: Dã tâm chia cắt Việt Nam, lập quốc gia riêng.
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của Quân và Dân Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Tại điểm 6, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve về lập lại hòa bình ở Đông Dương do đại các bên tham gia hội nghị ký kết (gồm Campuchia, Quốc gia Việt Nam, Mỹ, Pháp, Lào, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Nhân dân trung Hoa, Anh và Liên Xô) đã khẳng định: “Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự, và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ”
Điểm 7, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị cũng chỉ rõ: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện lên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết, và để thực hiện tất cả những điều kiện cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý muốn, cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956, dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.”
Tuy nhiên, các thế lực phản động từng bám gót thực dân Pháp chống lại nền độc lập của dân tộc đã đánh hơi thấy động thái “thay chân Pháp” thống trị Đông Dương của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là sau khi Mỹ đưa tên bù nhìn Ngô Đình Diệm được CIA huấn luyện tại Mỹ về Việt Nam rồi buộc quốc trưởng Bảo Đại phải chỉ định y làm Thủ tướng của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam”, các thế lực Việt gian bán nước thân Pháp đã ngay lập tức “đổi chủ”, lấy đế quốc Mỹ làm “quan thầy” mới.
Trong suốt hơn 1 năm từ tháng 8-1954 đến tháng 10-1955, Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa một mặt kiên trì thực hiện nghiêm chỉnh việc tập kết quân đội và cán bộ của mình ra phía Bắc vĩ tuyến 17, một mặt kêu gọi nhà đương cục miền Nam hội đàm, hợp tác bàn việc Tổng tuyển cử thống nhất ở hai miền. Nhưng các hành đọng kêu gọi hợp tác ấy đã vấp phải sự cự tuyệt từ phía chính quyền Ngô Đình Diệm được đế quốc Mỹ bảo trợ.
Tháng 8-1955, Ngô Đình Diệm công khai tuyên bố bác bỏ cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo tinh thần bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve 1954, Ngày 23-10-1955, với sự bảo trợ của đế quốc Mỹ, Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, thay thế cựu hoàng Bảo Đại lên làm Quốc trưởng. Cuộc trưng cầu này đã bị các báo chí ở Sài Gòn và quốc tế tố cáo là là gian lận khi ở khu vực Sài Gòn-Gia Định, Ngô Đình Diệm thu được tới 605.025 phiếu bầu cho mình trong khi tại đây chỉ có hơn 450.000 người đăng ký đi bầu.
Nhưng còn hơn thế, đây là một hành động phá hoại nghiêm trọng Hiệp định Geneve về châm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Với các hành động này, các thế lực Việt gian phản động đã chấp nhận bắt tay với các thế lực đế quốc để chia cắt đấy nước, từ chối bàn tay đề nghị hợp tác, đối thoại của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Những kẻ phá hoại Hiệp định Geneve 1954, bao gồm cả đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn đều thừa biết rằng nếu cuộc Tổng tuyển cử thống nhất đất nước được tổ chức, Ngô Đình Diệm và phe lũ trước đây thờ Pháp, nay quay sang bợ Mỹ sẽ không bao giờ thu được tới 20% số phiếu bầu. Bởi đại đa số người dân Việt Nam đã trải qua những năm chịu ách áp bức của thực dân Pháp, trải qua cuộc Cách mạng tháng Tám giải phóng nước Việt nam khỏi xiềng xích nô lệ, trải qua cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp để biết rõ đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, đâu là những con người vì dân, vì nước, đâu là giặc.
Và sự phản bội lại hòa bình, phản bội lại dân tộc của tập đoàn phản động bán nước ngụy Sài Gòn (dù được dán cái mác “Việt nam Cộng hòa” mỹ miều) thực chất là sự tiếp tay cho đế quốc Mỹ thổi bùng ngọn lửa chiến tranh giết người ở Việt Nam rực cháy to hơn gấp nhiều lần “Chiến tranh Đông Dương” trước đó trong 20 năm nữa, làm chết gần 5 triệu người, thiêu đốt hàng vạn làng mạc. Đó là những tội ác bán nước cầu vinh mà “trời không thể dung, đất không thể tha”.
3- Lần thứ ba: Xé bỏ Hiệp định Paris 1973 để trở thành “những kẻ ăn mày nơi đất khách”.
Sau 13 năm kiên trì kháng chiến, tháng 10-1968, những người Việt Nam yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đám phán hòa bình ở Hội nghị Paris. Thế giới gọi đây là một cuộc đàm phán marathon vì hòa bình kéo dài nhất lịch sử các cuộc chiến tranh qua gần 5 năm đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, hơn 500 buổi họp báo và gần 1.000 cuộc phỏng vấn.
Sau gần 5 năm liên trì vừa đánh, vừa đàm, lẽ ra Hiệp định Paris đã được ký kết vào tháng 10-1972 và chiến tranh đã không thể kéo dài thêm nữa. Tuy nhiên, chính tập đoàn Việt gian phản động bán nước ở miền Nam Việt Nam do Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu đã bác bỏ hầu hết các thỏa thuận đã đạt được giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cùng lập trường với phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) với phái đoàn Mỹ và tự ý bỏ rời bỏ bàn đàm phán. Hành động bỉ ổi này của chính quyền ngụy Sài Gòn là một trong các nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến việc tổng thống Mỹ Richard Nixon mở cuộc ném bom chiến lược bằng máy bay B-52 xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương ở miền Bắc, giết chết hàng nghìn dân thường, làm bị thương hàng nghìn người khác, đồng thời “tống” thêm 49 phi công Mỹ vào trại giam Hỏa Lò và cũng làm cho 43 phi công Mỹ khác mất mạng. Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số điểm dân cư khác bị tàn phá nghiêm trọng.
Điều này chứng tỏ ngay khi đế quốc Mỹ buộc phải giảm dần sự dính líu vào Việt nam bằng quân sự và rút quân Mỹ về nước nhưng tập đoàn Việt gian bán nước ở Sài Gòn vẫn tiếp tục bán nước tới cùng bằng cách phá hoại một Hiệp định hòa bình cho Việt Nam ngay từ khi nó còn chưa được ký kết. Và chỉ đến khi người Mỹ không còn chịu đựng nổi sự ngoan cố của chính quyền ngụy Sài Gòn và chính tổng thống Mỹ buộc phải đe dọa rằng: “Sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó (ám chỉ Nguyễn Văn Thiệu) không chịu chấp thuận”; thì Thiệu mới chịu chỉ thị cho tổng trưởng ngoại giao Trần Văn Lắm quay lại Paris để ký kết hiệp định.
Nhưng đây là chính là lần thứ ba và là lần cuối cùng, tập đoàn Việt gian phản động bán nước ở Sài Gòn quay lưng lại với hòa hợp dân tộc. Bất chấp việc Hiệp định Paris 1973 đã quy định rất rõ tiến trình thực hiện hòa hợp dân tộc ở Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử tự do ở hai miền sau chiến tranh dưới sự giám sát quốc tế, Nguyễn Văn Thiệu vẫn ngang ngược tuyên bố:
“Quốc tế bây giờ nói ông Thiệu không thi hành Hiệp định Ba Lê... A lê quốc tế dẹp ! Chuyện này không phải của mấy người. Tôi biết tôi phải làm cái gì, Hiệp định Ba Lê này mấy ông có đọc chưa, mấy ông thuộc bằng tôi không, mấy ông xen cái lỗ mũi vô trong chuyện của tôi... Ôi đồ ba cái thứ là hội quốc tế này, quốc tế kia đánh điện, tôi xé tôi vứt vào giỏ rác, kể cả Liên Hợp Quốc cũng chẳng làm cái trò trống gì cho nên hình... Đừng nói giải pháp chính trị, giải pháp chính trị rồi đưa tới Cộng sản... Cái hòa bình number one đó là chết, là ở yên trong lòng đất, là cái hòa bình số 1; cái hòa bình thứ 2 là hòa bình dưới chế độ Cộng sản... Hễ nó (quân giải phóng) giỏi nó thắng mình chịu. Mình thắng nó phải chịu. Không có cái chánh phủ liên hiệp tiên quyết... Đi lại chính phủ liên hiệp tiên quyết bây giờ như mấy cha mà đi cổ vũ đó, nói chính phủ liên hiệp, chính phủ liên hiệp thì là trở lại những chuyện mà mình đã đấu tranh mấy năm trời để tránh nó ở trong cái bản hiệp định... Sẽ không có tổng tuyển cử, sẽ không có chính phủ liên hiệp, sẽ không có phân chia vùng kiểm soát, sẽ không có lực lượng thứ ba và không có một Chính phủ Cách mạng lâm thời nào”.
Cấp dưới của Nguyễn Văn Thiệu cũng ra sức phá hoại việc thi hành Hiệp định Paris. Bất chấp Điều 4 của Nghị định thư về ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam và về hoạt động các Ban liên hợp quân sự hai bên và bốn bên, mặc dù Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhiều lần đề nghị nhưng tập đoàn Việt gian bán nước ở Sài Gòn vẫn cự tuyệt. Ngày 19-2-1973, Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền ngụy Sài Gòn đã ban hành Công văn số 437/PThT/BĐPT/KH ra lệnh: “Tuyệt đối không có việc tự động bắt tay giữa các chỉ huy trưởng đơn vị các cấp của ta (Quân đội ngụy Sài Gòn) với địch (Quân giải phóng) để chia khu vực và để cho địch tự do di chuyển”.
Không chỉ có vậy . Ngày 31-1-1973, đoàn đại biểu quân sự của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam do Trung tướng Trần Văn Trà làm trưởng đoàn chuẩn bị ra sân bay Thiện Ngôn (Tây Ninh) để vào Trại Davis hoạt động trong khuôn khổ Ban Liên hợp quân sự 4 bên giám sát thi hành Hiệp định Paris. Thay vì phải đưa máy bay trực thăng đến đón đoàn theo thỏa thuận, không quân ngụy Sài Gòn đã huy động hàng chục lượt máy bay cường kích A-37 và AD-5 ném bom sân bay Thiện Ngôn hòng ám sát Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và các cán bộ trong đoàn. Tuy nhiên, đoàn đại biểu Quân giải phóng đã thoát hiểm vì tướng Trần Văn Trà yêu cầu lùi thời gian xuất phát khoảng 1 giờ.
Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cực lực phản đối hành động bất tín bỉ ỏi này. Chính quyền ngụy sài Gòn phải xin lỗi vì… “nhầm lẫn” và cho máy bay trực thăng tới đón đoàn ở sân bay Lộc Ninh vào hôm sau.
Ngay từ khi Hiệp định Paris được ký kết, tập đoàn Việt gian bán nước ở Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu đã xây dựng các gọi là “Kế hoạch quân sự Lý Thường Kiệt” cho các năm 1973. Cuối năm 1973, Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành “Kế hoạch quân sự 4 năm (1974-1978), trong đó nêu rõ: “Phải tiêu diệt tận gốc hạ tầng cơ sở của địch (tức Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) ở nông thôn… Tăng cường cho lực lượng lục quân có quân sơ 14.000 người cho 1 sư đoàn gồm biệt động quân, nhảy dù, thủy quân lục chiến…”. Bộ Quốc phòng ngụy Sài Gòn ra chỉ thị “gọi nhập ngũ hạng tuổi thuộc thành phần học sinh, duy trì quân số ở mức 1.100.000 quân”
Sát trước khi buộc phải ký Hiệp định Paris, Nguyễn Văn Thiệu Thiệu tuyên bố sẽ “tràn ngập lãnh thổ”. Ngay trong đêm ký Hiệp định, quân đọi ngụy Sài Gòn đã tổ chức 74 cuộc tấn công, trong đó có 44 cuộc ở Trị Thiên-Huế, 10 cuộc ở Tây Nguyên và 20 cuộc ở Đông Nam Bộ. Trong suốt 2 năm 1973 và 1974, quân đội ngụy Sài Gòn đã mở hơn 12.000 cuộc tấn công quân sự lớn vào các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam và chủ động gây ra hơn 67.000 vụ nổ súng khiêu khích khác. Ngày 11-6-1973, Văn phòng Tùy viên quốc phòng tại Quốc hội Mỹ đã báo cáo Tiểu ban Quân vụ Thượng nghị viện Mỹ rằng chỉ riêng tại các tỉnh từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kontum, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, kể từ ngày Hiệp định Paris có hiệu lực, quân đội ngụy Sài Gòn đã nã sang các vùng giải phóng 31.000 quả đạn pháo mỗi ngày, tương đương với số đạn pháo trung bình mà nước Mỹ sản xuất trong một ngày.
Ngày 14-7-1973, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố chính sách 4 không đi ngược lại hoàn toàn những điều khoản đã được thỏa thuận ở Hiệp định Paris: “Không thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam; không chấp nhận chính phủ liên hiệp ba thành phần dưới bất kỳ hình thức nào; không trung lập hóa những người thân Cộng sản ở miền Nam Việt Nam’ không cho Cộng sản tồn tại ở bất kỳ một vùng đất nào”. Trước đó, ngày 28-6-1973, tại phiên họp thứ 14 của Hội nghị tham vấn thực thi Hiệp định Hòa bình Paris giữa các bên ở miền Nam diễn ra tại La Celle-Saint-Cloud, Pháp, Nguyễn Bá Cẩn, Chủ tịch cái gọi là Hạ nghị viện Sài Gòn, một trong những kẻ theo đuôi và ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu nhất đã tuyên bố trắng trợn rằng: “Không có cái gọi là hòa hợp dân tộc và hòa giải dân tộc”.
Tháng 10-1973, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố đặt các tổ chức chính trị trung lập vì hòa bình ở miền Nam Việt Nam (thường gọi là “lực lượng thứ ba”) ra ngoài vòng pháp luật. Thiệu còn trắng trợn tuyên bố rằng những người thuộc “lực lượng thứ ba” là tay sai của Cộng sản, do Cộng sản giật dây và “không thể được phép sống thêm dù chỉ 5 phút”. Trong 2 năm 1973 và 1973, cơ quan Cảnh sát đặc biệt của chính quyền ngụy Sài Gòn đã tiến hành hơn 160.000 vụ đàn áp, bắt bớ, bắt cả trẻ em 6 tuổi thậm chí 2 tuổi vào trại tập trung được gọi dưới cái tên mỹ miều là “Khu trù mật” nhưng thực chất là một thứ “Ấp chiến lược” dưới thời Ngô Đình Diệm.
Ngày 8-4-1973, trả lời phỏng vấn của Kênh truyền hình Face the Nation, Thiệu tuyên bố: “Không có tù nhân chính trị nào ở miền Nam Việt Nam, chỉ có những tội phạm là Cộng sản hoặc tội phạm khác…” Từ tháng 1-1974, Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt kế hoạch cưỡng bức di cư 660.000 dân ở các địa phương đến khu vực quanh Sài Gòn hòng lợi dụng họ làm “lá chắn sống”.
Trong khi đó thì cả những người Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì vận động hòa bình cho việc thi hành Hiệp định Paris mặc dù phải cương quyết giáng trả các đòn tấn công quân sự của quân đội ngụy Sài Gòn. Những người Cộng sản Việt nam luôn muốn đối thoại để “tạo cơ hội cho hòa bình” và không muốn tái diễn chiến tranh quân sự. Cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhóm Lực lượng thứ ba trong việc đem lại hòa giải và thành lập “một chính phủ hòa hợp dân tộc” như thỏa thuận trong Hiệp định Paris.
Cho tới tận cuối năm 1974, khi chính quyền Việt gian bán nước của Nguyễn Văn Thiệu đã hầu như mất hết uy tín quốc tế cũng như bị đa số nhân dân miền Nam lên án thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn giành cho ngụy quyền Sài Gòn một cơ hội cuối cùng để cứu vãn hòa bình. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Jean Lacoutoure tháng 10-1974, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Việc thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc tại miền Nam là chìa khóa cho hòa bình. Và lực lượng thứ ba là một phần không thể thiếu trong giải pháp này. Vì chính trị là nghệ thuật của điều có thể nên chúng ta phải kết luận rằng mô hình này là cách duy nhất dẫn tới hòa bình”.
Thế nhưng, những đề nghị đối thoại hòa bình của những người Cộng sản Việt Nam vẫn bị chính quyền Việt gian của Nguyễn Văn Thiệu đáp lại bằng các cuộc ném bom, nã đạn pháo và các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng cũng như các cuộc đàn áp dã man đối với các lực lượng trung lập vì hòa bình ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu đặc biệt thù ghét đối với “Ủy ban Phụ nữ đòi quyền sống”, “Phong trào nhân dân vì quyền tự quyết” và “Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình” và đã ra lệnh cho lực lượng Cảnh sát đặc biệt Sài Gòn tiến hành hơn 7.200 vụ đàn áp, bắt bớ đối với các thành viên của ba tổ chức này.
Nhà sử học Gabriel Kolko, tác giả cuốn “Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience” (Giải phẫu một cuộc chiến tranh) đã nhận xét:
“Những vũ khí mới mà người Mỹ cấp cho ông Thiệu không chỉ vi phạm Hiệp định Paris mà chúng còn khuyến khích ông ta có hành động liều lĩnh về quân sự mà cuối cùng đã khiến ông ta thua trận. Thật vậy, thực tế này đã khiến một số người trong quân đội Mỹ kết luận rằng cung cấp thêm vũ khí cho chế độ Sài Gòn là một sự lãng phí tiền bạc… Và đến năm 1974, các cuộc pháo kích được tiếp tục với quy mô tổng lực mà không có sự tham gia của lực lượng Mỹ. Với việc Quân đội Sài gòn bắn một số lượng đạn lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng sản, ông Thiệu tưởng rằng sức mạnh vượt trội về vũ khí sẽ cho phép ông ta hoàn toàn giành chiến thắng. Nhưng ông ta đã rất sai lầm với kết cục là phải sống lưu vong khi quân đội của ông ta tan rã hoàn toàn vào mùa xuân năm 1975”.
4- Các ông chẳng có gì để bàn giao cả.
Và cái gì đến ắt sẽ đến. Đây là lần thứ ba và là lần cuối cùng, những người Cộng sản Việt Nam đã chìa bàn tay đối thoại và hòa hợp đối với các thế lực Việt gian bán nước lẽ ra phải bị trừng trị từ lâu nếu chúng không được ngoại bang yểm trợ. Nhưng đáp lại những đề nghị ấy lại là sự cự tuyệt.
Vì vậy, toàn thể dân tộc Việt Nam phải chấp nhận giải pháp cuối cùng, giải pháp quân sự và tiến hành chiến dịch cuối cùng trong lịch sử chiến đấu 30 năm ròng rã để giành lấy hòa bình, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất Tổ quốc để loại trừ những thế lực phản động đã chà đạp lên những thỏa thuận hòa bình đã được quốc tế công nhận và bảo trợ; đã đàn áp những lực lượng hòa bình, dân chủ trong nước; đã chống lại xu thế hòa bình của nhân loại; đã chống lại quyền độc lập, tự quyết của dân tộc; đã chống lại ước vọng thống nhất Tổ Quốc của toàn dân và âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước Việt Nam.
11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, các chiến sĩ của Trung đoàn 66, Sư đoàn 304. Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm lĩnh Dinh Độc lập, dinh lũy cuối cùng của các thế lực Việt gian bán nước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó trung đoàn trưởng dẫn các chiến sĩ của mình ập vào phòng họp. Toàn bộ cái gọi là Chính phủ Việt nam Cộng hòa đều có mặt tại đây. Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của cái gọi là Việt Nam Cộng hòa còn cố vớt vát chút sĩ diện:
- Chúng tôi chờ quân cách mạng đến để bàn giao chính quyền.
Đại úy Phạm Xuân Thệ trả lời:
- Các ông chẳng có gì để bàn giao cả ! Các ông phải đầu hàng vô điều kiện !
Đúng ! Những kẻ bán nước khi đã bị những người yêu nước đánh bại thì còn có cái gì để mà bàn giao đây ?
Ba lần những người Cộng sản Việt Nam đề nghị đối thoại hòa bình để thực hiện hòa hợp dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng cả ba lần, họ đều bị phản bội. Cả ba lần ấy, họ đều bị những thế lực Việt gian phản động thù địch vì quyền lợi ích kỷ của chúng và dựa vào sự yểm trợ của đế quốc ngoại bang để mưu đồ tiêu diệt họ.
Và vì ba lần quay lưng lại với hòa bình và độc lập dân tộc của những kẻ cam tâm bán nước ấy mà chiến tranh đã lấy đi sinh mạng của hơn 5 triệu người Việt Nam, hàng triệu ngôi nhà bị tàn phá; hàng trăm nghìn ha đất đai bị bom đạn cày xới và ô nhiễm chất độc hóa học; hàng triệu người Việt Nam bị tàn phế bởi chiến tranh, hàng chục vạn trẻ mồ côi, hàng nghìn nhà máy bị phá hủy .v.v… Tội ác đó là không thể đo đếm hết được. Vì thế, sự diệt vong của các thế lực Việt gian ấy là thực sự đích đáng, không còn gì để bàn cãi và níu kéo.
Một sự thất tín thì vạn sự chẳng tin. Nhưng đối với những kẻ cam tâm bán nước thì đã là quá tam ba bận rồi. Còn nói chi đến chuyện hòa hợp với hòa giải gì nữa đây
Sư tầm từ Tâm Minh Nguyễn | #tamminhnguyen #corona
Đã gần 130 ngày kể từ khi SARS-COV-2 bắt đầu tiến trình tạo ra cơn đại dịch COVID-19 thuộc vào hàng lớn nhất mọi thời đại trên trái đất. Thời gian số ca nhiễm của đại dịch này đã “bắt kịp” số ca nhiễm cúm H1N1 (1.699.632/1.632.258 ca). Số ca tử vong do COVID-19 đang bằng khoảng 46% so với dịch H1N1 (102.734/284.500 ca). Nhưng đó là con số tính đến thời điểm này, khi ở nước Mỹ, nước Anh và một số nước Châu Phi và Nam Mỹ thì đỉnh dịch vẫn còn đang ở phía trước.
Xét về dịch tễ học, “độc lực” của SARS-COV-2 không thua kém so với SARS-COV-1 (phát hiện năm 2003) nhưng năng lực lan truyền thì nhanh hơn gấp nhiều lần. Chỉ có điều là SARS-COV-1 “biến mất” quá “sớm”, chúng hầu như “không để lại dấu vết” từ năm 2004 và những năm sau đó nên loài người không có cơ hội để hình thành những liệu pháp điều trị đặc hiệu cũng như tìm ra loại vaccine khống chế loại virus này. Chính vì vậy mà SARS-COV-2 đã hoàn toàn gây bất ngờ cho cả nhân loại khi chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020 đã lan tràn ra khắp thế giới.
Loài người có một đặc tính rất kỳ lạ là khi đối chọi với những thế lực gây hại có xuất xứ tự nhiên như thiên tai, bão lụt, động đất, dịch bệnh.v.v… thì họ tỏ ra có vẻ rất đoàn kết, tương thân tương ái. Nhưng khi không phải đối mặt với những thế lực tự nhiên ấy thì họ lại quay ra “cắn xé lẫn nhau”. Phải chăng đó là biểu hiện của tính “CON” trong “NGƯỜI” ?
Hoàn toàn đúng như vậy ! Những ngày tháng toàn cầu u ám vì đại dịch COVID-19 đã cho thấy những dân tộc, những quốc gia, những chế độ chính trị đã bị chủ nghĩa tư bản Mỹ và phương Tây ruồng rẫy, bị cấm vận, bị trừng phạt, thậm chí đã từng bị xâm lược đã đối xử ra sao khi tai họa ập lên đầu những kẻ vừa mới đây còn lên giọng đạo đức giả một cách cao ngạo, còn mong muốn nắm cả thế giới trong lòng bàn tay, còn muốn bắt cả nhân loại phải phục vụ cho lợi ích của một số rất nhỏ bé những kẻ tự coi mình nắm vận mệnh của toàn nhân loại ?
1- “LUẬT MIỀN TAY HOANG DÔ HAY “CƯỚP BIỂN THỜI HIỆN ĐẠI” TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 TOÀN CẦU.
Lịch sử thế giới từng ghi nhận nhiều vụ “mua tranh bán cướp” trong giao dịch thương mại. Nhưng trong khi đại dịch COVID-19 đang tàn phá thế giới, lần đâu tiên các mặt hàng y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế, thuốc chữa bệnh, thuốc sát khuẩn, máy trợ thở… đã trở thành mặt hành bị “mua tranh bán cướp” nhiều nhất. Tiếp theo vụ âm mưu độc quyền chiếm đoạt kết quả nghiên cứu vaccine phòng ngừa SARS-COV-2 từ Công ty CureVar (Đức) của người Mỹ thất bại, thế giới phương Tây bắt đầu hành xử với nhau không khác gì những tay “cowboy” ở “miền Tây hoang dã” của nước Mỹ cách đây gần 2 thế kỷ.
Ngày 11-3-2020, một chuyến hàng vận chuyển 240.000 khẩu trang kháng khuẩn, dung dịch khử trùng, găng tay latex và trang phục bảo hộ y tế được Thụy Sĩ đặt hàng từ Trung Quốc đã bị nhân viên hải quan Đức chặn bắt tại sân bay Hamburg. Chính phủ Thụy Sĩ đã lập tức triệu tập đại sứ Đức tại Bern đến để đòi giải trình và yêu cầu phía Đức phải trả lại số hàng nói trên cho Thụy Sĩ. Người Đức nói thác rằng họ lo sợ lô hàng từ Trung Quốc đến có thể mang theo virus SARS-COV-2 nên phải tạm giữ lại để kiểm tra và khử khuẩn chứ không có ý định chiếm đoạt.
Ngày 3-4-2020, thế giới bắt đầu chứng kiến một cuộc chiến liên quan đến COVID-19 gợi nhớ lại những vụ “cướp hàng” thời nước Mỹ chinh phục “miền Tây hoang dã”. Nhưng đó không phải là “Cuộc chiến đào vàng” mà là “Cuộc chiến khẩu trang”, “Cuộc chiến máy thở”… có thể gọi chung là “Cuộc chiến cướp hàng y tế” diễn ra giữa các đồng minh NATO mà Mỹ là một trong các bên “tham gia tích cực” nhất.
Một vụ việc đáng xấu hổ đã diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) khi một lô hàng khẩu trang FFP-2 khoảng 200.000 chiếc do Đức đặt hàng cho một công ty FDI Mỹ tại Trung Quốc sản xuất đã bị người Mỹ chặn lại và chất lên máy bay C-17 chở về Mỹ. Phẫn nộ về việc này, Giám đốc Sở Nội vụ Berlin (Đức) Andreas Geisel đã thẳng thừng lên án: “Đây không phải là cách họ đối xử với các đối tác xuyên Đại Tây Dương như một đồng minh mà là như đối xử với kẻ thù thì đúng hơn. Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu, không nên sử dụng các phương pháp kiểu miền Tây hoang dã như vậy”. Ông này còn đề nghị Quân đội Đức nên điều động máy bay quân sự tham gia vận chuyển các mặt hàng y tế để tránh bị người Mỹ “hớt tay trên”.
Cùng ngày, trả lời phòng vấn của tờ báo Anh “The Guardian” (Người bảo vệ), nữ ngoại trưởng Tây Ban Nha Arancha González Laya cho biết một lô hàng máy trợ thở sản xuất tại Trung Quốc đã được Tây Ban Nha thanh toán đang bị chặn lại ở sân bay Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ khi quá cảnh nước này. Bà cho biết “Có một lô hàng máy thở trong tình hình hiện nay sẽ không thể rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vì chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đó là ưu tiên hàng đầu cho việc điều trị bệnh nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ”.
Người Pháp cũng trở thành nạn nhân của các vụ chặn hàng y tế. Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Pháp BFMTV, ông Renaud Muselier, tỉnh trưởng Alpes-Côte d'Azur, miền Nam nước Pháp đã cáo buộc rằng một đơn đặt hàng cho khu vực của ông đã bị người Mỹ “tranh mua” ngay tại sân bay Tế Nam. Lô hàng y tế mà Pháp đã đặt mua và trả tiền đã bị người Mỹ trả giá cao hơn rồi chất lên máy bay Mỹ và đưa sang Mỹ. Jean Rottner, thống đốc khu vực miền Đông nước Pháp nói với đài phát thanh Pháp RTL rằng “Đây là “một trận chiến” thường xuyên để đảm bảo các đơn đặt hàng vật tư y tế. Thực sự là trên đường băng, người Mỹ đã đến, rút tiền mặt và trả gấp ba hoặc bốn lần cho các đơn đặt hàng mà chúng tôi đã trả tiền. Vì vậy chúng tôi buộc phải chiến đấu”.
Từ Châu Mỹ Latinh cũng đang phải đối mặt với dịch COVID-19 đang bùng phát, Bộ trưởng Y tế Brazil, ông Luiz Henrique Mandetta cũng cho biết: “Trong tuần vừa qua, Mỹ đã cử 23 máy bay vận tải đến Trung Quốc. Tại đây, người Mỹ đã trả tiền cao gấp nhiều lần và lấy đi số hàng khẩu trang y tế mà trước đó phía Trung Quốc đã cam kết giao cho chúng tôi, buộc Brazil phải đặt lại một đơn hàng khác trị giá 228 triệu USD nhưng phải sau 30 ngày nữa, chúng tôi mới nhận được sản phẩm”.
Nhưng thôi ! Những người Đức, người Pháp, người Tây Ban Nha, người Brazil đừng nên phiền muộn, cũng đừng nên suy nghĩ nhiều, và cũng đừng nên chỉ nói cho nhẹ chuyện. Bởi người Mỹ, đúng hơn là các chính khách có thế lực trong nền văn minh Mỹ từ lâu đã tự cho mình là “tinh hoa nhân loại”. Và dưới góc nhìn của những kẻ tự cho mình là “tinh hoa nhân loại” ấy thì việc người Mỹ “nẫng tay trên” những thiết bị, phương tiện y tế mà người Đức, người Pháp, người Tây Ban Nha, người Brazil đã đặt hàng chẳng có gì là khó hiểu cả. Bởi như người phương Tây vẫn nói: “Chó làm bạn; không phải là thức ăn”; nhưng đối với người Mỹ thì "khi con chó không còn săn được con mồi thì người đi săn phải biết ăn thịt con chó ấy".
Trong lúc đó, khi người Nga đã huy động một lực lượng lớn bác sĩ quân y và nhân viên y tế cùng hơn 200 tấn thiết bị, hàng hóa sang giúp người Italia chống dịch COVID-19 thì lại bị những kẻ xấu bụng ở Mỹ và một số nước khác, trong đó có cả đám người Việt phản động lưu vong cũng như đám tay sai phản động tại Việt Nam vu cho là Nga có động cơ chính trị. Và khi Cuba, một quốc gia nhỏ bé đang bị Mỹ cấm vận gắt gao cử đoàn bác sĩ, y tá có trình độ cao sang giúp người Italia chống dịch cũng bị những kẻ đê tiện kể trên dè bỉu trên mạng xã hội rằng đó là những “thực tập sinh thiếu kinh nghiệm” ??? Còn khi các bác sĩ Tây Ban Nha gặp chút trục trặc với các bộ kit test virus SARS-COV-2 do Trung Quốc cung cấp vì ngôn ngữ bất đồng nên sử dụng chưa đúng cách thì những cái mồm thối tha đó đã dựng chuyện bịa đặt rằng Tây Ban Nha đã trả lại cho Trung Quốc toàn bộ lô kit test virus.
Có thể kể ra đây hàng chục câu chuyện đê tiện khác của một số hãng truyền thông Mỹ và phương Tây, của những tờ báo lá cải của những kẻ vừa táng tận lương tâm, vừa ngu dốt đang có gắng biện hộ cho những mặt trái của cái gọi là “thế giới tự do”, đang “ném chất bẩn” vào những người lương thiện. Trong khi đó, thì chúng lại lờ đi những chuyện tranh cướp đồ hàng y tế nói trên. Thật bỉ ổi !
Nhưng dù thế nào thì chính những hành động chìa bàn tay nhân đạo của những dân tộc đàng hoàng, chính trực đối với những kẻ vừa mới đây còn gieo rắc tai họa, kích động thù hận với mong muốn sẽ buộc các dân tộc, các quốc gia “cứng đầu” quyết không chịu làm nô lệ ấy phải quỳ gối trước đồng Dollar, đã cho thấy đâu là “NGƯỜI” và đâu là “CON”.
2- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP SÁM HỐI CHO AI ?
Ngày 31-3-2020, tờ Tạp chí Business Insider của Mỹ đã đăng bài về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông cố tình che giấu sự thật về mối đe dọa có thể của coronavirus vào giai đoạn khi dịch mới bắt đầu.
Donald Trump phát biểu: “Tôi biết tất cả mọi chuyện. Tôi biết rằng có thể mọi chuyện sẽ khủng khiếp, cũng có thể mọi chuyện sẽ tốt. Và tôi không muốn trở thành một người bi quan”. Ông ta nói thêm rằng theo quan điểm của ông, điều quan trọng là mang đến cho mọi người hy vọng.
Hành vi này đã bị chỉ trích bởi một số chuyên gia y tế, họ tin rằng vì thế mà Hoa Kỳ đã bỏ lỡ một thời gian quan trọng cho những công việc chuẩn bị cần thiết cho dù nửa tháng sau đó, Donald Trump cảnh báo rằng hai tuần tới đối với đất nước sẽ là giai đoạn rất khó khăn do đại dịch corona virus.
Một số chuyên gia dự đoán rằng từ 100 nghìn đến 200 nghìn người sẽ chết vì coronavirus ở Hoa Kỳ. Đặc biệt, dự báo như vậy được đưa ra bởi Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ. Theo ông này, đất nước có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị y tế và giường bệnh trong bệnh viện. Đồng thời, sau hai tuần nữa, các phòng của bệnh viện sẽ không còn đủ giường để tiếp nhận bệnh nhân. Khi nhận được thông tin về dự báo này, Donald Trump cho rằng nếu cố gắng giữ cho con số tử vong vì COVID-19 không vượt quá 100 nghìn người thì cũng đã là quá tốt rồi.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (USCDC) còn đưa ra con số đáng sợ hơn nhiều lần. Phân tích “đường cong thống dịch tễ” với biểu đồ số ca nhiễm mới gần như đường thẳng đứng trong nửa tháng qua, ông Anthony Fauci, Giám dốc cơ quan này cho rằng nước Mỹ có thể mất từ trên 100.000 tới 240.000 nhân mạng vì COVID-19. Ngày 2-4-2020, Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang Mỹ (FEMA) đã phải yêu cầu Quân đội Mỹ cung cấp 100.000 túi đựng xác. Khoảng 85% người Mỹ đang phải thực hiện các biện pháp “cấm túc”, trừ trường hợp y tế, công vụ và các trường hợp tối khẩn khác. Từ ngày 11-9-2001 đến nay, nước Mỹ chưa bao giờ náo loạn đến như vậy và thậm chí còn hơn thế.
Từ chỗ cho rằng việc đeo khẩu trang là không cần thiết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải chấp nhận “khuyến cáo” của USCDC, kêu gọi người dân Mỹ đeo khẩu trang thường xuyên. Từ ngày 1-4-2020, các nhà máy sản xuất ô tô, mô tô và chế tạo thiết bị của Mỹ đã được huy động theo Đạo luật sản xuất quốc phòng để gấp rút sản xuất 100.000 máy trợ thở trong vòng 30 ngày và cung cấp cho các bệnh viện trên toàn nước Mỹ, trong đó có các bệnh viện ở New York, ở New Jersy, ở Michigan và cả thủ đô Washington DC đang thiếu hụt tới 90% số máy trợ thở do lượng bệnh nhân nhập viện tăng đột biến.
Trong tình thế cấp thiết của nước Mỹ thì chính những quốc gia đang bị giới tư bản tài phiệt Mỹ ghét bỏ, thậm chí là căm thù, là trừng phạt và cấm vận lại đang chìa bàn tay cứu giúp dân Mỹ. Ngày 31-3-2020, máy bay Antonov An-124 Ruslan của lực lượng Không quân vũ trụ Nga đã chở đến Mỹ hơn 64 tấn thiết bị y tế gồm máy trợ thở, tim- phổi nhân tạo (ECMO), trang phục phòng hộ y tế.v.v… giúp nước này chống dịch. Trung Quốc cũng cung cấp cho Mỹ hơn 1 triệu khẩu trang cao cấp N-95, thứ mà các bệnh viện ở Mỹ và cả người dân Mỹ đang thiếu hụt trầm trọng.
Thế nhưng trong con mắt của những thế lực tư bản tài phiệt và các chính khách diều hâu ở Mỹ, những hành động nhân văn đó lại bị cho là có động cơ chính trị. Giới chính khách theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan, chủ nghĩa đơn phương ở Mỹ cũng có những “góc nhìn đen tối” và hằn học như vậy khi đánh giá về sự giúp đỡ của Nga, Trung Quốc và Cuba đối với Italia và Tây Ban Nha, những nước đang chịu thiệt hại nặng nề nhất do dịch COVID-19 gây ra ở Châu Âu.
Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ trong con mắt những kẻ vẫn nhìn Việt Nam qua “lăng kính chiến tranh” ở Mỹ, những kẻ vẫn dung dưỡng cho bọn Việt Tân, bọn chính phủ lâm thời Việt Nam đệ tam cộng hòa và một loạt những tổ chức người Việt phản động đang chống lại Tổ quốc Việt Nam.
Tết Nguyên đán Giáp Tý 2020, các sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ mừng Xuân nhưng đã bị các sinh viên Mỹ hét vào mặt: “Đồ Corona bẩn thỉu ! Hãy cút đi !”. Và ngay cả khi đại dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, các tổ chức phản động Việt Tân hay Chính phủ lâm thời Việt Nam của Đào Minh Quân vẫn ngấm ngầm thực hiện các hoạt động chống phá như tung tin giả vu cáo Chính phủ Việt Nam giấu dịch, lôi kéo người dân Việt Nam không chấp hành quy định về giãn cách xã hội và cả việc nhen nhóm tổ chức thù địch âm mưu lật đổ chính quyền. Tất nhiên là Cơ quan An ninh Việt Nam vẫn phát hiện và triệt phá kịp thời các ổ nhóm phản động này ngay từ khi chúng chưa kịp ra tay.
Ngày 8-4-2020, 450.000 bộ trang phục bảo hộ y tế “Dupont” sản xuất tại Việt Nam, là hàng viện trợ nhân đạo của Chính phủ Việt Nam được chuyên chở đến sân bay Dallas, bang Texas (Mỹ) để giúp nhân dân Mỹ chống chọi với đại dịch COVID-19 đang hoành hành ở nước này.
Trong khi tổng thống Mỹ Donald Trump ngỏ lời cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Việt Nam về món quà đó thì cái “loa rè” VOA Việt ngữ lại phát đi một bài phỏng vấn nửa dơi nửa chuột của những kẻ chuyên suy diễn và vu cáo người Việt Nam đã truyền virus SARS-COV-2 cho thủy thủ Mỹ trên tàu sân bay USS Theodor Roosevelt (CVN-71) khi chiếc tàu này ghé thăm Đà Nẵng hồi đầu tháng 3-2020. Nhưng cũng trong khoảng thời gian đó, việc các thủy thủ Mỹ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) đã có trường hợp nhiễm SARS-COV-2 sau khi neo đậu 48 giờ tại quân cảng Yoloshuka (Nhật Bản) lại bị VOA Việt ngữ lờ đi.
Thật là đê tiện !
Và không chỉ có vậy, ngay cả những người trong giới quân sự Mỹ, vốn tự coi mình là những người không bao giờ bỏ rơi đồng đội, thậm chí là không bao giờ bỏ lại xác đồng đội ở chiến trường lại bộc lộ thực chất của họ trong khi dịch COVID-19 đang hoành hành, đã đối xử với đồng đội cũng chẳng ra cái thể thống gì. Ngày 2-4-2020, khi số lính Mỹ trên Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) lên đến trên 400 người (chiếm gần 10% số thủy thủ đoàn), viên hạm trưởng Brett Crozier đã gửi một bức điện khẩn không mã hóa cầu cứu Lầu Năm Góc hãy cho con tàu cập quân cảng Guam để đưa các thủy thủ lên bờ chữa bệnh. Lập tức, quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly đã nói rằng Brett Crozier là “ngây thơ và ngu ngốc”. Ngày 6-4-2020, các quan chức cấp cao Mỹ ở Ủy ban Quân vụ Hạ nghị viện Mỹ đã yêu cầu Thomas Modly từ chức. Và ông này đã phải có lời xin lỗi công khai với hạm trưởng cùng các thủy thủ trên tàu sân bay CVN-71, đồng thời cho phép sơ tán hơn 3.000 phi công và lính thủy Mỹ thuộc hạm đội tàu sân bay này lên đảo Guam để cách ly và điều trị vì họ đã … mất sức chiến đấu. Và tất nhiên là Thomas Modly cũng mất chức.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có biết đến tất cả những vụ việc này không. Đương nhiên là có. Bởi cứ 6 giờ/lần trong ngày, Phòng Tình hình của Nhà Trắng đều báo cáo với Tổng thống tất cả mọi biến động trên thế giối và trong nước Mỹ. Nhưng không phải vì thế mà Donald Trump thừa nhận toàn bộ sự thật về SARS-COV-2. Chẳng qua ông ta chỉ thừa nhận một phần của sự thật trước những người dân Mỹ, trước những cử tri đang săn đuổi ông ta chỉ để đặt cho ông ta đúng một câu hỏi rằng: “Chúng tôi đã bầu ông làm tổng thống nhưng ông lại để thảm cảnh này diễn ra trên chính đất nước ta ư ?”
Nói đi thì cũng phải nói lại ! Của đáng tội là Donald Trump không thể tự quyết định được ! Cái cơ chế “chính trị ngầm” ở nước Mỹ cho thấy bề ngoài, tổng thống Mỹ có vẻ như là người quyết định mọi chuyện bằng những hình thức pháp lý mà nhiều kẻ ngây thơ hoặc cố tình không hiểu vẫn cho rằng đó là dân chủ, là tự do. Nhưng trên thực tế, tổng thống Mỹ cũng chỉ là một “kẻ làm thuê cao cấp” mà thôi. Bởi mọi quyết định, mọi chủ trương đều được đưa ra từ phố Wall, thông qua các cuộc lobby chính trị ngoài hành lang điện Capitol để biến cả Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ thành những cơ quan kiểu “thị trường chính trị” vĩ đại nhất hành tinh này. Thế nên cho dù là Donald Trump hay Barack Obama hoặc bất kỳ ai, một đã bước vào Nhà Trắng thì cũng có nghĩa là họ đang trở thành một “người tù vĩ đại” biết “ra lệnh cho cả thế giới” nhưng lại nhất nhất phải tuân theo “cây gậy chỉ bảo” của giới tư bản tài phiệt Mỹ nếu không muốn đi theo “hầu” Abraham Lincoln hoặc John F. Kennedy.
Trong những ngày sóng gió này của nước Mỹ, Donald Trump khó có thể quyết định mọi việc theo ý mình. Ông ta phản ứng chậm chạp trước dịch COVID-19 mà ông ta biết rõ sự nguy hiểm của nó không phải vì ông ta muốn chậm chạp. Nguyên nhân sâu xa là ở chỗ giới tư bản tài phiệt Mỹ ở phố Wall đang cần có thời gian để lo cứu những đồng Dollar của chúng đã thấm đầy máu, mồ hôi và nước mắt của hàng tỷ người trên trái đất này trước khi cứu người dân Mỹ. Karl Marx nhận xét rằng đối với các nhà tư sản thì lợi nhuận trên 300%, họ sẵn sàng chịu treo cổ còn là nhẹ. Thực tế của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI cho thấy đám người tư bản độc quyền toàn cầu ở Mỹ sẵn sàng thí mạng cả một dân tộc, thậm chí là hàng chục, hàng trăm quốc gia chỉ vì lợi nhuận của bản thân chúng.
3- ĐẠI DỊCH COVID-19 CÓ THỂ ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH ĐA CỰC HÓA THẾ GIỚI HAY KHÔNG ?
Sau 3 tháng hoành hành và chắc chắn là chưa thể sớm chấm dứt, đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ tất cả những gì là thối tha nhất, tệ hại nhất của xã hội Mỹ và phương Tây mà nhiều người vẫn coi đó là “thiên đường tự do”. Nó cũng làm bộc lộ bản chất lưu manh của những kẻ lợi dụng dịch bệnh để đục nước béo cò. Nhưng liệu dịch COVID-19 có thể làm thay đổi thế giới, làm thay đổi mỗi con người chúng ta hay không ?
Nhà báo quan sát chính trị nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Güller trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, thảo luận về việc liệu cuộc khủng hoảng coronavirus có thể trở thành chất xúc tác tạo ra một trật tự thế giới mới, trong tình huống Mỹ và EU từ chối tuân thủ các thỏa thuận mà chính họ đề ra cho biết điều đó rất khó xảy ra.
Đại dịch Covid-19 cho thấy sự phức tạp trong vấn đề nhân đạo trên thế giới. Trong khi các nước Mỹ và EU đóng cửa biên giới lẫn nhau, thành viên EU. Còn nước Ý, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, lại được các nước như Trung Quốc, Nga và Cuba hỗ trợ. Nga, Trung Quốc, Cuba đang thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ thế giới chống lại đại dịch. Theo Güller, cuộc khủng hoảng này sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành thế giới đa cực mới, trong đó mọi thứ sẽ không còn như cũ.
Mehmet Ali Güller phát biểu: “Theo tôi, có 2 lý do cho việc này. Thứ nhất, tại một số thời điểm quan trọng nhất định, rõ ràng là các quốc gia được coi là phát triển, hóa ra không phải vậy trên thực tế. Thứ hai, có những khác biệt cơ bản giữa Hoa Kỳ và EU, khi tuyên bố “lợi nhuận là trên hết”, còn các quốc gia khác đặt sức khỏe, lợi ích con người lên hàng đầu. Điều gì thúc đẩy Trung Quốc, Cuba và Nga giúp đỡ Ý và Tây Ban Nha trong khi các nước EU lại nhùng nhằng trì hoãn việc thông qua một ngân khoản hỗ trợ chung cho toàn khối ? G7, cái khối kinh tế mạnh nhất toàn cầu đang ở đâu trong đại dịch COVID-19 ? Không cần phải phân tích dài dòng, Trung Quốc, Cuba là các nước xã hội chủ nghĩa và Nga, mặc dù không còn là nước XHCN, vẫn giữ lại một số đặc điểm được thừa hưởng từ Liên Xô như sự kế thừa”.
“Cuba nhỏ bé, chống lại lệnh cấm vận của đế quốc Mỹ, cho thấy họ mạnh mẽ đến mức nào. Cuba tiếp nhận và điều trị hành khách trên con tàu du lịch Anh, mà trước đó không một quốc gia nào cho phép vì có người nhiễm coronavirus. Hệ thống tư bản không có khả năng khẩn cấp giải quyết vấn đề, vì chủ yếu tập trung vào việc kiếm lợi nhuận. Những nước trong hệ thống này đã phát triển công nghệ, tạo ra các vũ khí và tên lửa mới nhất, nhưng lại không có khẩu trang, máy thở dành cho công dân của chính họ. Ngược lại, hệ thống xã hội chủ nghĩa xuất phát từ ý tưởng quan trọng nhất là con người, cộng đồng, xã hội, hạnh phúc của họ, và trong những tình huống khẩn cấp, tất cả các biện pháp cần thiết đều được thực hiện để bảo vệ xã hội. Ví dụ như chúng ta thấy Trung Quốc, Nga đã tặng vật tư y tế cho nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ”
Ông Mehmet Ali Güller tiếp tục nhận định rằng “Dịch bệnh một lần nữa chứng minh rằng vai trò lãnh đạo của thế giới của Hoa Kỳ chỉ là điều đã đi vào quá khứ, và toàn cầu hóa kiểu Mỹ đã sụp đổ, vì thế giới này đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả. Chỉ cần nhìn vào tuyên bố của các thống đốc các bang lớn nhất nước Mỹ cũng đủ cho thấy bản chất tàn bạo của chủ nghĩa tư bản và sự bất lực của nó khi đối mặt với mối đe dọa mới này”.
Mehmet Ali Güller cho biết “Trong cuốn sách “Sự kết thúc của bá quyền Mỹ” của tôi, tôi đã phân tích các sự kiện kinh tế, chính trị, quân sự bắt đầu từ những năm 2000, nói về sự hình thành thế giới mới, và trích dẫn dữ liệu cụ thể, chỉ ra quá trình tạo ra trật tự thế giới đa cực hiện đang diễn ra. Dịch bệnh hiện tại sẽ chỉ thúc đẩy quá trình này, chấm dứt ý tưởng toàn cầu hóa và đưa khái niệm quốc gia lên hàng đầu”.
Ông kết luận: “Cần lưu ý đã có cuộc tranh luận dữ dội trong nội bộ Hoa Kỳ tuần qua. Một số đại diện chủ chốt chính quyền Mỹ kêu gọi ông Trump thiết lập quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Họ nhận ra nếu Hoa Kỳ không hợp tác với Trung Quốc, sẽ không có cơ hội kéo chính họ và các đồng minh ra khỏi cuộc khủng hoảng lớn này. Những thực tế này sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành thế giới đa cực. Trong những điều kiện này, những quốc gia có ảnh hưởng ở châu lục Á- Âu như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có thể hình thành sự cân bằng quyền lực mới và một hệ thống mới sẽ thay thế mô hình hướng về phương Tây”.
Tuy nhiên, dự báo của Ali Güller rất khó có cơ hội trở thành hiện thực. Bới các nhà tư bản tài phiệt hiện đại sẽ không bao giờ muốn tự treo cổ mình lên vì lợi nhuận, dù nó có lên tới 300% hoặc cao hơn nữa như Karl Marx đã nhân xét. Trong chu kỳ tư bản Mỹ, chu kỳ tư bản thứ ba của thế giới, những quốc gia nghèo, những người dân nghèo đã trở thành “vật tế thần” cho các nhà tư bản tài phiệt Mỹ, trong đó có tới trên 50% là người gốc Do Thái.
Nhớ lại thế kỷ XX đầy máu và nước mắt, toàn thế giới có hàng trăm triệu người chết vì chiến tranh và tới vài trăm triệu người chết vì dịch bệnh, vì bị bỏ đói, vì các loại tai nạn, tệ nạn .v.v… Chỉ tính riêng số nạn nhân của thiên tai do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường cũng đã lên tới nửa tỷ người chỉ trong một thế kỷ. Chủ nghĩa tư bản đã không thể giải quyết tận gốc tình trạng đó do nó vẫn chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá. Và một quốc gia tư bản chủ nghĩa dù có hùng mạnh đến đâu lại càng không thể giải quyết được tình trạng đó.
Và hôm nay, dịch COVID-19, dù không ai muốn đã dạy cho nước Mỹ, nói đúng hơn là cho giai cấp tư bản tài phiệt Mỹ một bài học về hậu họa của chủ nghĩa đơn phương, của ảo mộng đơn cực một bàn tay che cả bầu trời. Đồng thời, cũng cho người dân Mỹ tỉnh ngộ ra để thấy rằng những quốc gia, những dân tộc bị chính quyền chỉ đại diện cho 1% dân Mỹ nhưng lại chiếm tới 99% tài sản của nước Mỹ khinh khi, rẻ rúng, thù địch, cấm vận,. bóp nghẹt… lại chính là những quốc gia đầu tiên chìa tay cùng cứu giúp người dân Mỹ trong cơn họa nạn toàn cầu của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, đó là nói về nhân dân tiến bộ Mỹ thôi. Chứ còn hầu hết các thế lực tư bản tài phiệt, những chính khách diều hâu ở Mỹ chỉ muốn đem tai họa đến cho người khác, dân tộc khác, quốc gia khác thì không bao giờ có chuyện họ tỉnh ngộ.
Khi bước vào thế kỷ XXI, Mỹ tự coi mình là cường quốc duy nhất toàn cầu. Giới tài phiệt và chính khách diều hâu của Mỹ đã theo đuổi chính sách “gây bất ổn có kiểm soát” toàn cầu để trục lợi. Với “quân xanh” là đội ngũ các thế lực khủng bố do CIA nuôi dưỡng, người Mỹ đã gần như đạt tới sự trị vì của một đế chế toàn thế giới và biến Liên Hợp Quốc trở thành một diễn dàn hơn là một tổ chức hợp tác đa phương, biến Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc thành con bù nhìn chỉ được hành động khi Mỹ ra lệnh.
Nhưng giờ đây thì không cần tới Mujahedeen, không cần tới Al Qaeda, cũng như ISIS, không cần tới Abu Sayyaf cũng như Boko Haram, COVID-19 đã đặt toàn cầu vào một tình trạng bất ổn không kiểm soát. Và những người dân Mỹ tỉnh táo đều cảm thấy đáng tiếc cho những nguồn lực mà họ đã phung phí trong các cuộc chiến tranh ở Nam Tư (cũ), ở Afghanistan, ở Iraq, ở Syria, ở Libya, ở Ukraina .v.v…, những nguồn lực mà lẽ ra đã có thể là sự bù đắp rất lớn cho những thiệt hại mà nước Mỹ đang phải gánh chịu trong đại dịch COVID-19.
4- LỜI CẢNG BÁO CÁCH ĐÂY 9 NĂM TỪ PHONG TRÀO “HÃY CHIẾM LẤY PHỐ WALL” LIỆU CÓ CÒN TÁC DỤNG ?
Vào năm 2011, một phong trào dân túy mạnh mẽ nhất thế giới đã bùng phát tại New Yorl, Thủ đô kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại, thành trì của chu kỳ phát triển thứ ba của chủ nghĩa tư bản khi nó chuyển biến từ Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước sang Chủ nghĩa tư bản độc quyền toàn cầu. Người ủng hộ nhiệt thành cho phong trào này là Giáo sư ngôn ngữ học Noam Chomsky của Viện đại học Massachusetts, một người Mỹ gốc Ukraina nhưng lại mang cả dòng máu Do Thái, Noam Chomsky chỉ ra rằng mọi chế độ cai trị loài người trên thế giới này, dù bằng bạo lực, bằng quyền lực, bằn tiền bạc hay bằng sự lừa bịp sớm muộn cũng sẽ sụp đổ. Và tương lai của nhân loại sẽ là mỗi cá nhân con người sẽ tự kiểm soát mình, tự cai trị bản thân mình và tìm kiếm sự hợp tác với đồng loại vì sự tồn tại của chính mình và của tất cả đồng loại.
Lý thuyết của Noam Chomsky được nhiều học giả theo chủ nghĩa Tân tự do ủng hộ dựa trên mục tiêu “giải phóng tuyệt đối” cho loài người. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị học đã phê phán học thuyết này trên cơ sở của các lý thuyết về tổ chức xã hội đã được nghiên cứu và chứng thực. Nhưng dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Marx Lenin, lý thuyết “Chủ nghĩ vô trị” của Noam Chomsky không khác mấy so với các trào lưu Chủ nghĩa xã hội không tưởng từng tồn tại trên thế giới ở thế kỷ XVIII, XIX và cho đến nay, vẫn còn không ít người đặt niềm tin vào đó.
Đối với giới siêu đại tư bản tài phiệt kếch sù ở nước Mỹ thì “Phong trào Chiến lấy Phố Wall” chẳng khác gì “đấm vào bị bông”. Vấn đề là ở chỗ người ta đã nhầm lân giữa “tư bản” và “nhà tư bản”. Điều này đã được Karl Marx vạch rõ trong cuốn tư bản của ông.
Theo các dẫn luận trong cuốn “Capital” nổi tiếng của mình, Karrl Marx đã chứng minh rằng trong thời đại mà ông sống cũng như nhiều năm sau đó, loài người tồn tại nhờ có “Tư bản”. Và chính nhờ “Tư bản”, dựa trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất, loài người đã tự giải phóng mình khỏi chế độ phong kiến mà thực chất là một chế độ nô lệ toàn dân. Nhưng một khi “Tư bản” biến thái, trở thành công cụ để thống trị nhân loại trong tay một nhóm người thì xã hội loài người lại quay lại đúng điểm xuất phát ban đầu của họ. Đó là “CHẾ ĐỘ NÔ LỆ” với công nghệ 4.0 để những nô lệ kiểu mới không thể nhận thức rằng mình vẫn đang là kẻ nô lệ.
Điều khác biệt lớn nhất giữa chế độ nô lệ La Mã hay Hy Lạp cách đây hơn 2.000 năm và chế độ nô lệ toàn cầu hiện nay là các “nô lệ hiện đại” được chăm sóc chu đáo, có đời sống trung bình hoặc khá giả, có đời sống tinh thần tự do tới mức có thể “chửi bới” nhà lãnh đạo của họ nhưng đều có một đặc điểm chung là có bộ “lông cừu” dày và tuyệt đẹp. Để cứ mỗi khi đến thời vụ, “người chủ” của “đàn cừu” ấy sẽ xén những bộ lông đẹp nhất để bán lấy nhiều tiền và tiếp tục nuôi “đàn cừu” để khai thác những bộ lông tiếp theo.
Toàn bộ cơ chế hoạt động của nghĩa tư bản hiện đại để đem lại sự giàu có và vinh quang cho “phố Wall”. Điều đáng tiếc nhất là đa số những người tham gia phong trào “Chiếm lấy phố Wall” đã không hiểu được điều này. Và họ cũng không hiểu rằng theo quy luật tự nhiên, một hiệp sĩ tuy rất dũng cảm xả thân diệt từ yêu quái nhưng sẽ lóa mắt trước những của cải và quyền lực của yêu quái đó để tự sa đọa và biến mình thành một yêu quái mới, tinh vi, xảo quyệt và tàn bạo hơn.
Nhưng dù sao thì “Phong trào Chiếm lấy phố Wall” cũng như một số phong trào chống độc quyền chính trị khác ở Mỹ và bây giờ là COVID-19 cũng đã đục thủng một “cái lỗ” trên “con đê” bảo vệ quyền lực của giới tài phiệt Mỹ. Đó là thị trường chứng khoán New York, là Cục dự trữ liên bang… là các cơ chế tài chính nội địa Mỹ. Đó là WB, là IMF, là USAID.. và những cơ chế tài chính, đầu tư ngoại biên của Mỹ. Những có chế ấy đã ngăn chặn và điều chỉnh dòng chảy của tiền tệ sao cho tiền bạc chảy vào nước Mỹ nhiều hơn hẳn so với những chỗ khác. Nói cách khác, bằng sự thao túng tiền tệ-tài chính toàn cầu, nước Mỹ đã tạo ra những lợi nhuận thực cho mình và biến con số lợi nhuận của phần còn lại trên thế giới thành những giá trị ảo.
Tất nhiên là một quả mìn muỗi không thể đánh sập một con đập. Nhưng quả mìn ấy đã tạo ra một chỗ yếu trên con đập. Việc còn lại tùy thuộc vào việc cái “hồ chứa” tiền bạc của nước Mỹ đã tích lũy được bao nhiêu “nước” và tạo ra bao nhiêu “ứng suất” ? Nếu sự tích lũy đó vượt quá giới hạn chịu đựng của “con đập” khi đã bị làm yếu đi bởi một quả mìn muỗi thì cả con đập ấy sớm muộn cũng sẽ sụp đổ. Và điều đó (nếu xảy ra) sẽ tạo ra tai họa ngập lụt tiền giấy trên toàn cầu và sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu trở về điểm xuất phát vào những năm 1970.
Vì sao lại là những năm 1970 ? Đơn giản là từ thời điểm đó trở về trước, con người luôn coi trọng sản xuất và vàng là bản vị của tất cả các đồng tiền trên thế giới. Còn từ năm 1971, khi Mỹ quyết định phá bỏ bản vị vàng để “quỵt nợ” các nước Tây Âu và lấy dầu mỏ làm bản vị thì thế giới bắt đầu lao theo giá trị ảo của đồng Dollar. Đặc biệt là từ khi Trung Quốc phát động phong trào cải cách, thế giới này chỉ quan tâm đến tiền bạc và sao lãng việc sản xuất ra của cải vật chất. Loài người đã quên mất rằng con người mới làm ra của cải và chỉ nhờ có sức lao động sáng tạo của con người thì của cải mới sinh ra giá trị thặng dư. Đó là lẽ tự nhiên từ hàng nghìn năm nay. Còn bây giờ thì chúng ta đang chứng kiến một hiện thực hết sức phi lý khi tiền bạc và vật dụng thống trị xã hội chứ không phải là con người. Người Việt Nam có câu “Tiền của đè chết người” là thế !
5- THẾ GIỚI SẼ RA SAO SAU COVID-19 ?
Dĩ nhiên là rất rất nhiều người đã mong có những sự thay đổi. Đó là các nguồn lực trên thế giới sẽ được chia sẻ công bằng hơn. Đó là cơ hội sống sót sẽ được chia sẻ đều cho mọi người. Đó là cơ hội phát triển cũng được chia sẻ công bằng hơn .v.v… Những điều đó đã từng được đề cập đến không ít lần trong lịch sử loài người, cả ở những lý thuyết cổ điển về một xã hội đại đồng thời cổ đại, cả trong những học thuyết về chủ nghĩa xã hội không tưởng cũng như chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nhưng vẫn còn đó hàng loạt những kẻ chỉ muốn giành lợi thế cho mình, muốn tranh giành những nguồn lực nhiều hơn cho mình, muốn giành lấy cơ hội sống sót nhiều hơn cho mình, muốn giành lấy nhiều cơ hội phát triển hơn cho mình. Đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ tuy không phải là tất cả nhưng cũng là một phần lớn cái bản chất “CON” của không ít người, không ít chế độ chính trị. Những ham muốn vô nhân đạo đến cực độ ấy đã từng sinh ra cái lý thuyết quái đản về một “chủng tộc thượng đẳng” khi chủ nghĩa phát xít đẩy cả loài người vào Chiến tranh thế giới thứ hai. Và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thuyết chủng tộc thượng đẳng ấy đã được các nhà tư bản Mỹ và phương Tây biến tướng thành cái gọi là “tầng lớp tinh hoa”, một thứ lý thuyết kế tục lý thuyết “chủng tộc thượng đẳng” của chủ nghĩa phát xít dưới một ngôn từ mỹ miều.
Giờ đây, cái lý thuyết về “tầng lớp tinh hoa” ấy đã bộc lộ càng rõ hơn bản chất cực kỳ phản động của nó khi một số chính khách Mỹ và phương Tây đã sử dụng cách thức “miễn dịch cộng đồng”, “thả nổi đỉnh dịch” để chọn lựa lấy những tần lớp nô lệ mới trẻ hơn, khỏe hơn, miễn dịch tốt hơn để làm đầy thêm túi tiền của những nhà “tư bản cá mập”, những kẻ coi dịch bệnh là cơ hội để “thanh lọc xã hội” để chiếm đoạt được nhiều không gian sống hơn, chiếm đoạt nhiều nguồn lực hơn, mặc cho cái giá phải trả là hàng triệu mạng người.
Thực ra thì nói hàng triệu mạng người còn quá ít. Bởi loài người thông minh (homo sapiens) mới chỉ tồn tại trên trái đất này không quá 100.000 năm. Còn loài người từ khi trở thành một xã hội được gọi là “nền văn minh” cũng mới chỉ cách đây không quá 5.000 năm, quá ít ỏi so với độ tuổi 4 đến 5 tỷ năm của hành tinh trái đất tính tới ngày hôm nay.
Nhưng trong 5.000 năm ít ỏi của xã hội loài người đã có tới hơn 5 tỷ người bị giết vì chiến tranh, vì xung đột vũ trang ở các cấp độ. Trong 5.000 năm ấy, cứ trung bình mỗi năm có hàng triệu người bị giết vì xung đột bạo lực, vì chiến tranh. So với con số trung bình ấy, số người chết vì đại dịch COVID-19 trên toàn cầu cho đến nay (khoảng 102.000 người) vẫn còn khiêm tốn lắm.
Nhưng vì sao hàng tỷ người đó bị giết ?
Tất cả là vì một nguyên nhân duy nhất: “GIÀNH GIẬT LỢI NHUẬN”. Nguyên nhân này không do ai phát minh ra. Nó vốn có ! Đó là tính “CON” trong “NGƯỜI”. Nó có thể biến con người ta thành một thực thể tự nhiên tàn bạo gấp hàng trăm, hàng nghìn lần các loài thú dữ hung bạo nhất trên trái đất này. Và nó cũng biến còn người ta thành những kẻ giết người hàng loạt mà không cần có bất kỳ một trí thông mình hay lòng nhân từ nào cả, giống như virus SARS-COV-2.
Trên thế giới này có tới hơn 400 triệu chủng loài virus. Nhưng chắc chắn sẽ không có loài virus nào kinh khủng hơn virus mang tên “NGƯỜI” nhưng thực chất lại là “CON”. Loài virus ấy còn tồi tệ hơn virus SARS-COV-2 và tất cả các chủng loại virus khác ở chỗ chúng có thể ăn thịt chính đồng loại của mình bằng nhiều cách khác nhau chỉ để “GIÀNH GIẬT LỢI NHUẬN”.
Ảnh 1: Mỹ và phương Tây trong khi chạy trốn SARS-COV-2 vẫn không quên đổ lỗi cho nhau về việc để dịch COVID-19 lan sang gây tai họa ở Lục địa già và Lục địa trẻ.
Ảnh 2: Donald Trump đang khóc cho nước Mỹ !?
Ảnh 3: Bệnh viện Brooklyne, New York quá tải. Giường bệnh tràn ngập các hành lang.
Ảnh 4: Vệ binh quốc gia Mỹ dựng bệnh viện dã chiến tại New York
Ảnh 5: Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết đã đặt hàng 17.000 máy trợ thở từ Trung Quốc.
Ảnh 6: Bên trong một nhà xác dã chiến được làm bawfgn container tại bệnh viện Brooklyne.
Ảnh 7: Bệnh viện Broooklyne phải dùng máy nâng hàng để vận chuyển thi hài bệnh nhân tử ving vì COVID-19
Ảnh 8: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) cũng trở thành ổ dịch COVID-19 giữa Thái Bình Dương
Ảnh 9: Lời kêu cứu của lính thủy Mỹ trên tàu sân bay CVN-76 về việc dịch COVID-19 đang lan trành trên tàu..
Ảnh 10: Quyền bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly bị cách chức sau khi ông này gọi hành động kêu cứu của viên hạm trưởng tàu CVN-71 là “ngây thơ và ngu ngốc”.
Ảnh 11: Máy bay Antonov AN-124 của Nga chở hàng cứu trợ y tế hạ cánh xuống sân bay JFK, New York.
Ảnh 12: Dỡ hàng y tế do Nga viện trợ cho Mỹ tại sân bay JFK.
Ảnh 13: Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lời cảm ơn Việt Nam đã có chuyến hàng cứu trợ y tế cho Mỹ gồm 450.000 bộ trang phục bảo hộ y tế và nhiều khẩu trang.
Ảnh 14: Bốc dỡ hàng viện trợ của Nga giúp Pháp chống dịch COVID-19 tại sân bay Charle De Gaule (Paris, Pháp).
Ảnh 15: Khẩu trang N95 trở thành món hàng quý hiếm và bị mua tranh bán cướp nhiều nhất thế giới hiện nay.
Ảnh 16: Lô hàng khẩu trang y tế của Quỹ Allibaba do tỷ phú Mã Vân( Jack Ma) quyên tặng Cuba bị Mỹ chặn bắt tại Đài Loan.
Ảnh 17: Lô hàng khẩu trang N95 mà Mỹ đã mua tranh của Pháp từ Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay Logan, Mỹ.
Ảnh 18: Lô hàng y tế do Đức đặt mua tại Trung Quốc đã bị người Mỹ chặn bắt tại Bangkok và chở về Mỹ.
Ảnh 19: Đối tượng Nguyễn Thị Kim Phương hoạt động cho cái gọi là “Chính phủ lâm thời đệ tam Việt Nam Cộng hòa” của Đào Minh Quân bị Công an tỉnh An Giang bắt giữ và khởi tố hình sự.
Ảnh 21: Sinh viên Trung Quốc tại Châu Âu: “Tôi không phải là virus ! Tôi là một con người !”
Ảnh 23: Tang lễ tập thể tại một nhà xác dã chiến ở Milano (Italia).
Ảnh 20: Sinh viên Việt Nam ở Mỹ biểu diễn đón Xuân 2020 bị sinh viên Mỹ hét vào mặt là “đồ Corona”.
Ảnh 22: Một nhóm sinh viên đại học Weregem (Bỉ) giễu cợt người Việt và người Châu Á là Coronavirus.
Ảnh 24: Liệu căn cứ quân sự ngầm trong núi Cheyenne của Bộ Tư lệnh
Sư tầm từ Tâm Minh Nguyễn | #tamminhnguyen #corona
Trong các cuộc đấu tranh chống lại bất kỳ một loại giặc nào, từ giặc ngoại xâm đến giặc nội xâm, từ tội phạm kinh tế, tội phạm ma túy cho đến các các loại tội phạm khác đều cần có những người chiến sĩ trên tuyến đầu. Và trong cuộc chiến chống “giặc COVID-19”, những bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, nhân viên y tế chính là những chiến sĩ trên tuyến đầu ấy.
Nhưng trận chiến đánh “giặc COVID-19” còn khó khăn hơn đánh giặc ngoại xâm ở chỗ nó không có chiến tuyến, còn kẻ địch thì vô hình, lẩn khuất trong chính con người chúng ta và đe dọa cướp đi sinh mạng của mọi người, không phân biệt đó là bác sĩ, y tá, nhân viên y tế hay người dân. Nếu như trong Kháng chiến chống Pháp, những người dân trong vùng tự do và kể cả trong vùng địch hậu vẫn có thể hàng ngày lao động sản xuất, góp gạo nuôi quân đánh giặc, chế tạo vũ khí cho bộ đội chiến đấu nơi tuyến đầu và thậm chí toàn dân là chiến sĩ thì ngày nay, chúng ta không thể đối phó với giặc COVID-19 bằng cách đó.
Nếu trong Kháng chiến chống Mỹ thì hậu phương miền Bắc, dù có phải chịu hàng trăm nghìn trận bom thì người dân vẫn lao động sản xuất để “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, để “tất cả làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” thì ngày nay, người dân buộc phải “ai ở đâu thì ở nguyên đó”, sản xuất khó khăn, xuất khẩu đình đốn. Nỗi lo túi tiền của quốc gia đang vơi dần vì phải gánh chịu nhiều chi phí trong khi các bạn hàng lớn của Việt Nam cũng đang lao đao khốn đốn vì đại dịch COVID-19.
Thế nhưng những khó khăn đó không làm người Việt Nam chùn bước. Trong cái khó ló cái khôn. Và một lần nữa, cuộc “chiến tranh nhân dân” toàn dân toàn diện chống giặc COVID-19 đã lại được khởi động với những cách thức hoàn toàn mới. Người dân Việt Nam đã thực sự thoát khỏi thế bị động để tùy theo sức mình, tùy theo hoàn cảnh của bản thân mà chủ động tham gia chống dịch ở các mức độ khác nhau.
Một phong trào quyên góp tài chính đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phát động đã huy động được hàng chục nghìn tỷ đồng từ các doanh nghiệp, cơ quan mà nói đúng hơn là từ người dân đã bù đắp phần nào sự thiệt hại của ngân sách Nhà nước. Các chính sách giảm nợ, giãn nợ, cho vay lãi suất thấp, thậm chí với lãi suất bằng không đã góp phần duy trì sản xuất cho các doanh nghiệp, giải quyết một phần khó khăn cho đời sống dân sinh và sinh kế của người lao động.
Cũng như nhiều cuộc chiến tranh khác đều có đội ngũ xung kích tuyến đầu. Trong trận chiến chống đại dịch COVID-19 thì các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, nhân viên y tế có vai trò như bộ đội chủ lực. Nhưng điều khác nhau căn bản là ở chỗ giết người dễ hơn cứu người rất nhiều.
Nếu như trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì chỉ cần dăm ba buổi huấn luyện bắn súng và kỹ năng tác chiến cá nhân của bộ binh là mỗi người dân có thể trở thành một người lính và sẵn sàng xung trận giết thù để bảo vệ Tổ Quốc. Nhưng để có được một con người có nhiều năng lực cứu giúp người khác thoát khỏi cái chết do thương tích, do dịch bệnh thì họ cần phải được đào tạo rất lâu dài, rất công phu. Nếu như các trường đại học đào tạo một cử nhân chỉ trong 4 năm thì việc đào tạo một bác sĩ thực thụ phải cần đến 6 năm. Trong đó, quá nửa thời gian đào tạo là các bài tập thực hành ngay tại các bệnh viện.
Vậy mà trong hơn 2 tháng “chiến đấu” chống dịch COVID-19 vừa qua, tuy có gần 100 bệnh nhân COVID-19 đã được chữa khỏi và xuất viện thì đã có 2 bác sĩ trẻ tuổi của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2 bị phơi nhiễm SARS-COV-2. Con số này tuy không nhiều như ở Trung Quốc, Italia, Mỹ, Pháp… là những nước có trên 40 bác sĩ cho 10.000 dân. Nhưng đối với nước ta, khi chỉ có 8 bác sĩ cho 10.000 dân thì việc có 2 bác sĩ phơi nhiễm SARS-COV-2 và ngoài ra có hàng trăm bác sĩ, y tá phải cách ly trong sự cố “Cty Trường Sinh” ở Bệnh viện Bạch Mai là một tổn thất không nhỏ.
Việc đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, nhân viên y tế bị “thương vong” trong cuộc chiến chống dịch là những tổn thất khó có thể bù đắp trong ngày một, ngày hai. Do đó, yêu cầu phải bảo vệ họ thật chu đáo trước mọi nguy cơ phơi nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho họ để họ có thể chiến đấu, đánh giặc COVID-19 lâu dài cho đến ngày toàn thắng. Cũng vì vậy, việc hạn chế “thương vong” đến mức thấp nhất đối với đội ngũ “chiến sĩ áo trắng” là một trong các nhiệm vụ cấp thiết nhất. Bởi nếu họ chẳng may ngã xuống, sẽ là một tổn thất lớn khó có thể bù đắp trong việc chống dịch COVID-19 chứ không đơn giản như một bệnh nhân thông thường tử vong vì COVID-19.
Thực tế cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở nhiều quốc gia cho thấy không phải nước nào cũng bảo vệ tốt nhất đối với các “chiến sĩ áo trắng”. Trong số hơn 40.000 ca nhiễm COVID-19 ở Tây Ban Nha, đã ghi nhận tới trên 5.400 y, bác sĩ “thương vong” vì SARS-COV-2 chiếm tới 14% tổng số ca bệnh. Tại tỉnh Brescia, miền Bắc Italia cũng đã ghi nhận 15% bác sĩ và y tá bị phơi nhiễm SARS-COV-2 trong quá trình tác nghiệp điều trị bệnh nhân. Tại Pháp cũng ghi nhận hơn 490 bác sĩ, y tá bị nhiễm SARS-COV-2 và đây chưa phải là con số cuối cùng. Đến ngày 3-4-2020, trên toàn Châu Âu đã có hơn 30 bác sĩ, y tá tử vong vì nhiễm COVID-19 trong quá trình điều trị bệnh nhân. Những bác sĩ, y tá nhiễm bệnh rất dễ trở thành đầu mối của những chuỗi lây nhiễm chéo trong bệnh viện và ngoài xã hội.
Vụ “tai nạn” mang tên “Cty Trường Sinh” ở Bệnh viện Bạch Mai vừa qua cho thấy bệnh viện không phải là ổ dịch, là ổ vi trùng như nhiều người có đầu óc kỳ thị vẫn thường quan niệm.
Trên thực tế, bệnh viện là chiến trường chống dịch bệnh, là nơi diễn ra cuộc chiến đấu không kém phần cam go, ác liệt của các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế để giành lại mạng sống cho các bệnh nhân, để đẩy lùi và diệt trừ dịch bệnh. Chính vì vậy, một “đòn đánh” của dịch bệnh vào bệnh viện, vào đội ngũ y bác sĩ chứa đựng nguy cơ của một tai họa kép khi cả bệnh nhân và những người đang cứu chữa họ đều ngã bệnh. Một khi dịch bệnh cướp đi sinh mạng của đội ngũ chiến sĩ chủ lực trên tuyến đầu chống dịch thì đó sẽ là một thảm họa.
Chính vì vậy mà NGAY TỪ BÂY GIỜ, NGAY TỪ LÚC NÀY, HÃY CHĂM SÓC, PHÒNG HỘ, BẢO VỆ CÁC CHIẾN SĨ ÁO TRẮNG TRÊN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH. Đó là nhiệm vụ vì sự sống còn ! Đó là lương tâm và trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và của toàn xã hội !
Gần 100 bệnh nhân COVID-19 (tính đến ngày 6-4-2020) đã khỏi bệnh và xuất viện, nhưng đã có 2 bác sĩ nhiễm SARS-COV-2 từ người bệnh
Bộ trang phục chuẩn che kín toàn thân của các bác sĩ.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy được trang bị bảo hộ toàn thân
Các bác sĩ Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai được trang bị đủ hai lớp trang phục phòng hộ
Một số bệnh viện tuyến dưới có trang phục phòng hộ rất mỏng, không khác gì các áo mưa giấy rẻ tiền
Các bác sĩ rất quyết tâm xả thân nhưng bộ trang phục không che kín toàn thân của họ chưa đủ an toàn.
Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân chưa có trang phục che kín toàn thân.
Một điều dưỡng viên vội nằm nghỉ chốc lát trên ghế trong phòng làm việc sau ca trực vất vả
“Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương” trở thành nếp sống thường nhật của các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế thời COVID-19.
Người dân khu đô thị Ciputra quyên góp tiền đặt 640 suất ăn mỗi ngày tặng các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 1 và cơ sở 2.
Sư tầm từ Tâm Minh Nguyễn | #tamminhnguyen #corona
Đối với chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam là “chống dịch như chống giặc”, là đoàn kết toàn dân trên dưới một lòng, huy động sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị vào cuộc để dẹp tan đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, cũng không ít người nghi ngại, trong đó có cả người Việt Nam. Còn những kẻ phản động thù địch sống lưu vong ở nước ngoài thì bịa đặt đủ mọi chuyện, xuyên tạc đường lối, chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tung tin bịa, vu cáo đủ đường.
Thậm chí chúng còn rêu rao rằng Việt Nam tuyên truyền để che giấu tình hình dịch bệnh nghiêm trong trong nội bộ. Từ đó, chúng liên tục tung tin thất thiệt nhằm làm lung lạc lòng tin của người dân, hạ uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam, gây nghi ngờ mất đoàn kết trong nội bộ. Như tôi đã nói rõ, thực chất, những kẻ mặt người dạ thù ấy không hề quan tâm đến sức khỏe của hơn 90 triệu người dân Việt Nam mà còn đứng về phía “giặc dịch CVID-19”, trở thành “đồng minh của giặc dịch COVID-19”, chúng chống phá công cuộc phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt nam chỉ để nhằm mục đích cơ hội chính trị hèn mạt và đê tiện của chúng.
Để không bị mang tiếng là “thợ kèn khen lấy”, xin dẫn ra đây những bài báo lành mạnh đến từ nhiều quốc gia, nhiều hãng truyền thông trên thế giới nói về công cuộc phòng chống, ngăn chặn đại dịch COVID-19 ở Việt Nam.
1- BÁO ASIA TIMES: VIỆT NAM LÀ DẪN CHỨNG VỀ CÁCH THỨC KIỀM CHẾ DỊCH CORONA KHI CHỈ CÓ 8 BÁC SĨ CHO 10.000 NGƯỜI DÂN
Tờ Asia Times (Thời báo Châu Á) viết: Đảng Cộng sản Việt Nam đã chinh phục được trái tim và khối óc người dân bằng việc thực hiện những động thái nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch để kiềm chế sự bùng phát của dịch bệnh coronavirus. Lực lượng vũ trang mà người dân Việt Nam rất tôn trọng và tin cậy, đã được huy động để hỗ trợ các biện pháp y tế cộng đồng và đảm bảo phục vụ chế độ cách ly
Vào ngày 30-3, Việt Nam đã có số liệu thống kê tốt (không có tử vong) về dịch Corona ở một đất nước mà cách đây không lâu có hàng triệu người nghèo, những người mà Chính phủ chỉ vừa giúp họ đứng lên trong thế kỷ XXI ! Cũng với cách thức như vậy, Chính phủ đã nhanh chóng và dứt khoát đóng cửa tất cả các trường học, tạm dừng tất cả các chuyến bay và kiểm dịch tất cả mọi người đến nước này. Việt Nam đã trở thành “ngọn đèn chỉ đường” cho nhiều quốc gia cách làm thế nào bạn có thể đạt kết quả tối đa với chi phí thấp nhất. Đó là mọi thứ phải tuân theo trật tự !
Không giống như các nước châu Á giàu có là láng giềng của Việt Nam, Việt Nam không thể đủ khả năng tiến hành các cuộc xét nghiệm rộng rãi trong dân chúng như Hàn Quốc, nơi hàng chục ngàn ca xét nghiệm được thực hiện mỗi tuần. Việt Nam tập trung vào các biện pháp chọn mẫu, thực hiện các xét nghiệm ngẫu nhiên và kiểm soát tình hình, đã nhận được sự khen ngợi từ cộng đồng quốc tế.
Việt Nam đã đi trước thời hạn của dịch ! Ngay trong ngày 1 tháng Hai, tất cả các chuyến bay với Trung Quốc đã bị đình chỉ, các trường học bị đóng cửa và việc cách ly kiểm dịch được thực trong 21 ngày tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có những người di cư lao động từ Trung Quốc (đặc biệt là từ Vũ Hán) trở về.
Việt Nam đáng được được ca ngợi ! Họ đã kéo 45 triệu người thoát khỏi đói nghèo sau 20 năm, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi, vượt 2.500 đô la năm 2018 với GDP thực tế tăng 7,1%. Tuổi thọ tăng thêm 5 năm (lên tới 76 năm). Và năm 1990, người Việt Nam thọ trung bình tới 71 năm ... Nên biết rằng:
Ở Việt Nam, chỉ có 8 bác sĩ cho 10.000 người !
Ở Ý và Tây Ban Nha có 41 bác sĩ cho 10.000 người !
Ở Mỹ có 26 bác sĩ cho 10.000 người !
Ở Trung Quốc có 18 bác sĩ cho 10.000 người !
Biện pháp Việt Nam hiện nay là:
1) Cách ly kiểm dịch bắt buộc trong 14 ngày đối với tất cả những người đã bay từ nước ngoài về.
2) Hủy tất cả các chuyến bay quốc tế.
3) Cô lập người bị nhiễm và theo dõi, quản lý tất cả những người đã có tiếp xúc với những người này.
“Hãy quan sát láng giềng” ! Một biện pháo mềm mại mà hữu hiệu ! Người đứng đầu Khoa Truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Nếu những người hàng xóm biết bạn đến từ nước ngoài, hoặc nếu họ biết có một người nhiễm bệnh ở khu vực, họ sẽ báo cáo ngay cho nhà chức trách. Đúng vậy, ở Việt Nam có một nền văn minh quan sát rất mạnh mẽ và mềm mại. Do đó, nếu người Việt Nam cảm thấy có gì đó không ổn, họ sẽ thông báo đến “Đường dây nóng” về một trường hợp cấp thiết” như một cách để xóa bỏ mọi nghi ngờ.
Việt Nam đang kiềm chế và kiểm soát tốt sự bùng phát của dịch bệnh. Chúng ta cùng chúc họ may mắn ! Và có lẽ họ còn có những biện pháp bí mật khác chăng ?
2- BÁO PHÁP: CÁCH MÀ VIỆT NAM CÓ THỂ PHÒNG CHỐNG “GIẶC DỊCH” TỐT HƠN PHÁP
Tạp chí L’Obs của Pháp mới đây đã có bài viết phân tích cách Việt Nam, một quốc gia đang phát triển lại có thể làm công tác phòng chống dịch COVID-19 tốt hơn Pháp và nhiều quốc gia châu Âu:
Từ lâu, Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé nằm ở khu vực Đông Nam Á, luôn chỉ được coi là quốc gia “nghèo”. Tuy nhiên, trong khi đại dịch COVID-19 đang quét qua toàn cầu như một cơn lũ khủng khiếp, Việt Nam lại vẫn vững vàng. Tất cả là nhờ một chiến lược phòng chống dịch với chi phí thấp nhưng lại vô cùng hiệu quả.
“Ở nhà là yêu nước”:
Khẩu hiệu này được Chính phủ Việt Nam tuyên truyền trên mọi phương tiện công chúng, thậm chí là cả mạng xã hội. Nó cũng giống hashtag restezchez vous (hãy ở nhà bạn), như một lời khuyên cáo của các nhân viên y tế Pháp tới công chúng, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân
Trước khi virus corona chủng mới tràn tới các quốc gia “giàu có” như Mỹ hay Pháp, nhiều người sẽ cho rằng, Việt Nam – quốc gia mà nhiều khách du lịch gọi là “đất nước nghèo với hình ảnh những đứa trẻ ngồi trên lưng trâu” – dễ bị “vỡ trận” do khoảng cách địa lý gần với Trung Quốc - nơi đại dịch xuất phát.
Thế nhưng, thực tế không hề vậy. Tính đến ngày 1-4, Việt Nam đã ghi nhận 212 ca nhiễm COVID-19, phần lớn bệnh nhân là những người nước ngoài hoặc từ nước ngoài trở về và con số này chỉ bằng 0,4% số ca nhiễm ở Pháp. Trong khi đó, Việt Nam lại là một trong những quốc gia đông dân và có mật độ dân số dày đặc nhất ASEAN với 94 triệu dân.
Bài học từ những “con rồng châu Á”
Các quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển khác tại châu Á cũng đã có những thành công nhất định trong việc phòng chống dịch COVID-19 như Singapore, Hàn Quốc,...
Đối với Hàn Quốc, đó là bài toán xét nghiệm hàng loạt với 338.000 trường hợp. Tuy nhiên, Hàn Quốc là một quốc gia phát triển với năng lực sản xuất đáng kể. Tại châu Âu, Đức đã tuyên bố sẽ thực hiện 300.000 xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày.
Mặt khác, với Việt Nam, tính đến ngày 1-4 , Việt Nam đã xét nghiệm tổng cộng 35.808 mẫu. Tờ Financial Times đã gọi đây là chiến lược phòng chống dịch “chi phí thấp”. Đổi lại, đây cũng là một chiến lược khó khăn nếu muốn tìm ra được tất cả các trường hợp dương tính với SARS-COV-2. Tuy nhiên, Việt Nam đã có một biện pháp khác kèm theo chứ không chỉ trông chờ vào xét nghiệm. Đó là “cách ly” không chỉ đối với những người đã nhiễm bệnh mà còn cả những người nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Đây là chiến lược đã được chứng minh là rất thành công khi Việt Nam đương đầu với dịch bệnh SARS cách đây 17 năm và ngăn ngừa dịch lây lan từ giai đoạn rất sớm, với 63 ca nhiễm và 5 ca tử vong.
Trước đây 17 năm, trong tình huống khẩn cấp, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Bạch Mai, nay là Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, được Bộ Y tế Việt Nam giao nhiệm vụ trực tiếp thu nhận và điều trị bệnh nhân SARS từ Bệnh viện Việt - Pháp chuyển sang. Bệnh viện Việt - Pháp bị cách ly, đóng cửa. Ngày 28-4-2003, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố đã khống chế được bệnh SARS, một thành công được giới nghiên cứu khoa học quốc tế ghi nhân
“Những quyết định quyết đoán”
Trên mặt trận chống COVID-19, Việt Nam đã đặt cảnh giác cao kể từ khi những cảnh báo đầu tiên về dịch bệnh xuất hiện ở Trung Quốc. Ngày 23-1, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm đầu tiên là một người đàn ông Trung Quốc, đến từ “tâm dịch” Vũ Hán. Cùng ngày, Trung Quốc ghi nhận ca tử vong thứ 17. Chiều ngày 27-1, khi đó cả đất nước Việt Nam còn đang trong không khí vui vẻ của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thì Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ: “Chống dịch như chống giặc”.
Ngày 1-2, Việt Nam đã quyết định đóng cửa một phần biên giới với người láng giềng, thậm chí còn từ chối cấp thị thực cho khách du lịch Trung Quốc và dừng các chuyến bay thường xuyên với Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam còn có một động thái qyết liệt khác: đóng cửa các trường học từ sớm. Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết, các trường học chỉ đón học sinh trong một tuần và đóng cửa cho đến tận hôm nay.
Hai bệnh viện dã chiến đã được xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng đã xây dựng bệnh viện dã chiến trong một đêm. Cả quốc gia đang tạm thời “cách ly xã hội” trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 1-4. Thông điệp phòng chống virus corona được lan truyền đến khắp mọi nơi, từ truyền thông đại chúng, mạng xã hội cho đến những chiếc loa phóng thanh đặt ở đầu mỗi con phố, thị trấn, làng mạc vốn đã là một nét đặc trưng của Việt Nam.
“Trước đây, người Việt Nam chỉ có thói quen đeo khẩu trang khi ra đường do bụi bặm hoặc ô nhiễm. Nhưng kể từ khi công bố dịch, khẩu trang đã thành vật bất ly thân đối với mỗi người dân”. Một hướng dẫn viên du lịch ở TP. Hồ Chí Minh cho biết
Việt Nam cũng đã có những bước đi đúng đắn để tuyên truyền cho người dân trên mạng xã hội. Bài hát “Ghen Cô Vy” của các ca sĩ Việt Nam nhằm cảnh báo với người dân về việc phòng tránh virus corona, khuyến khích rửa tay liên tục đã trở thành một bài hát “viral” không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Bài hát còn được chuyển biến thành một điệu nhảy, lan truyền trên mạng xã hội Tik Tok. Thậm chí, “Ghen Cô Vy” còn được đưa lên Last Week Tonight with John Oliver - show tin tức trào phúng (news satire) nổi tiếng ở Mỹ, từng đoạt giải Emmy.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã có những biện pháp cứng rắn đối với những người phát tán thông tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng. Tất cả những người đưa tin tức giả trên mạng xã hội về virus corona đều bị công an triệu tập và xử phạt hành chính. Mặt khác, Bộ Y tế cũng luôn gửi tin nhắn SMS tới toàn bộ người dân về thông tin dịch bệnh và tư vấn cách giữ gìn vệ sinh cá nhân. Các nhà hàng và nơi công cộng cũng không còn đông đúc như bình thường. Tất cả người dân Việt Nam đang ở chế độ cảnh giác cao.
“Nguồn nhiễm mới từ phương Tây”
Trong suốt tháng Hai, số lượng các ca nhiễm chỉ dừng lại ở con số 16, trong đó cả 16 bệnh nhân đều được chữa khỏi. Việt Nam cũng đã tuyên bố sẽ giảm bớt các lệnh hạn chế đối với biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, dịch bệnh không còn “nhập khẩu” vào Việt Nam từ phương Bắc xuống nữa, mà là từ phương Tây.
Ngày 6-3, Việt Nam đã xác nhận bệnh nhân số 17, một công dân nữ 27 tuổi trở về Việt Nam từ London. Ngay sau khi BN17 xét nghiệm dương tính, chính quyền ngay lập tức tìm kiếm và cách ly 200 người có liên hệ với nữ bệnh nhân này. Khu phố của cô bị cách ly và chính quyền đã triển khai bằng mọi cách để tìm kiếm thông tin của tất cả các hành khách trên chuyến bay VN 0054 từ London về Hà Nội ngày 1-3.
Anna Moï, một nhà văn người Pháp gốc Việt, đã tới Hội An trước đó vài ngày đã nói rằng: “Họ triển khai rất nhanh và rất hiệu quả. Cảnh sát đã đến từng khách sạn để tìm kiếm những người trên chuyến bay đó. Nhờ những biện pháp chặt chẽ ngay tại các cửa khẩu, Việt Nam có thể dễ dàng tìm thông tin của tất cả mọi người.”
Bà Moï cũng nhận xét, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Các tòa nhà, khu mua sắm đều có máy đo thân nhiệt và sẵn sàng ra lệnh cấm khách hàng nếu người đó không đeo khẩu trang. Một du khách người Hà Lan đã kể lại việc anh bị cấm lên xe khách do không đeo khẩu trang.
Giống như nhiều người nước ngoài ở Việt Nam, bà Moï luôn tuân thủ khuyến cáo của chính quyền và luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Cuối tháng Ba, trước khi về Pháp, bà còn tranh thủ mua vài hộp khẩu trang để mang về cho gia đình. “Thật là một nghịch lý khi phải mua khẩu trang ở Việt Nam để mang về Pháp, một quốc gia giàu có. Tại Pháp, mọi người thường cho rằng, đeo khẩu trang là vô dụng trước dịch bệnh. Đây thật là một điều vô lý”. Bà Moï chia sẻ.
Và trong khi đại dịch COVID-19 đang lan truyền với tốc độ chóng mặt ở phương Tây, thì với số lượng các ca nhiễm thấp và công tác phòng chống dịch chặt chẽ, bỗng dưng, Việt Nam lại trở thành địa điểm an toàn.
Dòng người về nước tăng lên đã làm công tác quản lý dịch trở nên phức tạp. Thế nhưng, cả quốc gia đều chung tay vào cuộc chiến chống lại COVID-19. Giờ đây, các khách sạn, ký túc xá sinh viên và căn cứ quân sự cũng được sử dụng để làm nơi cách ly tập trung cho những người ở nước ngoài trở về. Việt Nam đã xây dựng một hệ thống quản lý rất tốt và người dân cũng cảm thấy rất thoải mái chứ không hề căng thẳng. Bởi họ cảm thấy yên lòng khi đất nước đã làm rất tốt trong công tác phòng dịch. Tất cả, từ Chính phủ, cảnh sát, quân đội, y tế cho đến sinh viên ngành y, các tình nguyện viên đều chung tay nhằm dập tắt dịch bệnh sớm nhất có thể.
Một công dân sống ở Sài Gòn kể rằng từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, mọi thứ đều chậm lại, nhiều người còn bông đùa rằng, chưa năm nào được nghỉ Tết nhiều như năm nay. Nhưng trong câu bông đùa đó mang một nỗi lo lắng nhất định về dịch bệnh.
Thế nhưng, nhà văn Anna Moï lại cho rằng, Việt Nam đã từng đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt. Cho đến nay, nó vẫn còn in sâu vào trong tâm thức của mỗi người Việt Nam. Dịch bệnh đúng là đem lại sự lo ngại trong người dân, kể cả những người trẻ tuổi. Thế nhưng, cho đến khi nào người Việt còn gọi virus này là “giặc” thì họ vẫn luôn trong tâm thế của một cuộc chiến đích thực, chứ không phải là một phép ẩn dụ./.
3- BÁO ĐỨC: HIỆU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀ CÂU HỎI VỀ “CÁCH THỨC CHỐNG DỊCH” CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
Báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) của Đức số ra ngày 2-4 đã có bài viết đáng chú ý về chiến lược chống virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19 hiệu quả của Việt Nam. Bài viết được đăng trong chuyên mục của báo FAZ về chiến lược chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó viết ngay phần mở đầu rằng, không giống như một số nước công nghiệp giàu có, đến nay Việt Nam đã có thể kiềm chế được dịch COVID-19. Từ đó, tác giả bài báo đồng thời đặt câu hỏi mở về việc nên chăng các nước phương Tây có thể học hỏi “cách thức chống dịch” của Việt Nam.
Trong phần mở đầu, tác giả bài viết nhắc lại bài hát đã trở nên “very hot” trên Internet “Ghen Cô Vy”, kêu gọi rửa tay thường xuyên ở giai đoạn đầu của dịch bệnh. Tuy nhiên, thời điểm đó Việt Nam lại ít nhận được sự chú ý khi nước này đã sớm có những biện pháp quản lý dịch bệnh tương đối tốt. Theo tác giả bài báo, trong khi những nơi như Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc) được ca ngợi trong phòng chống dịch thì những phản ứng của Chính phủ Việt Nam trong công tác chống dịch lại hầu như không được đánh giá đúng mức, dù quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt với nhiều trở ngại như ngân sách ít hơn, mật độ dân số cao và hệ thống y tế còn những hạn chế.
Bài báo cho biết, ngay ở giai đoạn đầu của dịch, Việt Nam đã thực hiện đóng cửa các trường học, siết chặt biện pháp kiểm soát biên biên giới với Trung Quốc, cách ly những người có kết quả dương tính với virus SARS-COV-2 và tìm kiếm những người đã tiếp xúc trực tiếp (F1) với người bệnh, cho đến những người tiếp xúc với F1 (F2) và những người tiếp xúc với F2 (F3)... Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên, sau Trung Quốc, cách ly toàn bộ một cộng đồng khoảng 10.000 người do có nhiều trường hợp nhiễm bệnh ở đây.
Về những biện pháp phòng ngừa này của Việt Nam, ông Poll Pollack, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Harvard, cho rằng những ký ức về sự bùng nổ dịch Hội chứng viêm đường hô hấp cấp SARS vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam và đó là lý do vì sao Việt Nam ngay từ đầu đã rất quan tâm tới diễn biến dịch ở Trung Quốc.
Theo bài báo, nhờ những biện pháp kịp thời, Việt Nam ban đầu chỉ ghi nhận 16 trường hợp nhiễm bệnh và ngày 25-2, Việt Nam đã tự hào tuyên bố rằng tất cả các bệnh nhân đều đã được chữa khỏi và không có thêm trường hợp nhiễm mới trong khoảng 3 tuần. Chuyên gia Poll Pollack cho biết, cuộc sống ở Hà Nội vẫn diễn ra bình thường ngoài một số hạn chế về tiếp xúc, mọi người được yêu cầu đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với nhau; các nhà hàng, quán bar... mới chỉ đóng cửa gần đây, trong khi các siêu thị và hiệu thuốc vẫn mở cửa.
Bài báo cho biết hiện con số trên 200 người dương tính với SARS-COV-2 là ít hơn rất đáng kể so với hầu hết các nước láng giềng của Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng chưa ghi nhận một trường hợp tử vong nào. Giai đoạn bùng phát dịch lần thứ hai bắt nguồn từ những người trở về từ châu Âu, Bắc Mỹ và những người này, trong đó có nhiều khách du lịch, lại mang virus tới nhiều vùng của đất nước. Và nhiều ca mới nhiễm cũng vừa được phát hiện ở một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước.
Khi virus SARS-COV-2 trở lại, Việt Nam cũng đã thắt chặt các biện pháp phòng ngừa, như cách ly trong 14 ngày với tất cả khách du lịch nhập cảnh và hiện có khoảng 75.000 người đang được cách ly ở các cơ sở quân sự hoặc tại nhà. Việt Nam cũng ngừng cấp thị thực, cấm nhập cảnh với du khách từ các nước châu Âu bị ảnh hưởng với dịch bệnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, chỉ ra khỏi nhà nếu có việc cần thiết, như mua sắm nhu yếu phẩm hoặc đi làm.
Một trong những lý do cho sự thành công đến nay của Việt Nam trong công tác chống dịch là việc huy động sức mạnh của người dân thông qua các chiến dịch quần chúng, qua tin nhắn và tuyên truyền. Bên cạnh đó còn có một ứng dụng trên điện thoại thông minh để mọi người dân khai báo tình trạng sức khỏe và việc khai báo không chính xác có thể bị phạt.
Theo tác giả nài báo, Việt Nam cũng mạnh tay đối phó với nạn lan truyền của tin tức giả về virus SARS-COV-2 và đến nay, khoảng 800 người vi phạm đã bị phạt theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng cho phép huy động nhanh chóng lực lượng nhân viên y tế và quân đội tham gia chống dịch. Các y bác sĩ và y tá tận tình với công việc, trong khi những người lính nhường nơi sinh hoạt của họ để làm khu vực cách ly. Đặc biệt, khác với những nơi khác, hầu như không có sự nghi ngờ gì về số người nhiễm COVID-19 chính thức tại Việt Nam.
Tác giả bài báo nhận xét rằng không phải vô cớ mà các nhà lãnh đạo Việt Nam tuyên bố cuộc chiến thực sự chỉ mới bắt đầu. Chuyên gia Đại học Y Harvard Pollack nhận thấy những khó khăn phía trước mà Việt Nam sẽ phải đối mặt nếu số người nhiễm, người thuộc diện cách ly và cần được xét nghiệm tiếp tục tăng lên, dẫn tới quá tải, và điều đó sẽ gây ra những quả về kinh tế cho nền kinh tế mới nổi ở châu Á này.
4- BÁO ĐỨC: VIỆT NAM CHỦ ĐỘNG VÀ QUYẾT LIỆT TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19.
Tờ nhật báo Thế giới trẻ (Junge Welt) của Đức đã có bài viết ca ngợi sự phản ứng nhanh và quyết liệt của Việt Nam trong cuộc chiến ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nguy hiểm đang lan nhanh trên toàn cầu. Trong bài viết, tác giả Stefan Kühner cho biết, là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, ngay khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã có phản ứng nhanh chóng và quyết liệt trong việc kiểm soát và khống chế sự lây lan của dịch.
Việt Nam đã quyết định cho học sinh nghỉ học sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán và quyết định này sau đó tiếp tục được gia hạn nhiều lần, trong khi kỳ nghỉ Hè, các đợt kết thúc năm học cũng được hoãn lại. Từ tháng 3, nhiều bài giảng đã được thực hiện qua truyền hình.
Tác giả viết: Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt trong khâu xét nghiệm virus corona chủng mới SARS-COV-2 khi Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á phát triển thành công bộ kit xét nghiệm virus. Bộ công cụ này đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xác nhận sau khi cho các kết quả xét nghiệm đáng tin cậy chỉ trong chưa đầy hai giờ đồng hồ.
Bộ xét nghiệm không chỉ cho kết quả có độ chính xác cao theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) mà còn có giá thành chỉ khoảng 17-26 USD, thấp hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 200 EURO/bộ ở Đức. Cho đến nay, sản phẩm này đã được hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có Italy, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị đặt hàng.
Bài báo cũng cho biết sau ba tuần liên tiếp không phát hiện thêm ca nhiễm mới, Việt Nam hồi đầu tháng 3 đã hy vọng có thể tuyên bố hết dịch. Tuy nhiên, lại có thêm những ca nhiễm mới ở người đi du lịch về và Chính phủ cũng như các tỉnh, thành Việt Nam lại một lần nữa phải áp đặt các biện pháp kiên quyết để chống dịch. Tác giả bài báo nhắc lại việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành ở Việt Nam phải nhanh chóng xác định và kiểm soát chặt chẽ các nguồn lây nhiễm.
Bên cạnh đó, kể từ ngày 15-3, Việt Nam cũng đã quyết định hạn chế nhập cảnh đối với một số quốc gia, bao gồm những nước trong khu vực Schengen và Anh, trong khi những người từ nước ngoài trở về đều phải thực hiện quy định cách ly bắt buộc 14 ngày.
5- DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI (WEF) ĐÁNH GIÁ CAO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG COVID-19 CỦA VIỆT NAM
Trang điện tử của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ngày 30-3 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming với tựa đề “Việt Nam cho thấy cách có thể chữa COVID-19 với nguồn lực hạn chế”.
Theo tác giả bài báo, đến nay Việt Nam chưa có trường hợp tử vong nào do đại dịch. Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào mà một quốc gia có nguồn lực hạn chế lại có thể đối mặt với một đại dịch toàn cầu khiến cả những nước phát triển lại đang lâm vào tình trạng khủng hoảng ?
Nhà báo Sean Fleming viết, trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên là điểm sáng về cách ứng phó dịch bệnh với nguồn lực hạn chế. Việt Nam đã xác nhận 204 trường hợp nhiễm COVID-19. Khác với các nước châu Á giàu có khác, Việt Nam không thể tiến hành thử nghiệm hàng loạt. Ví dụ Hàn Quốc đã thử nghiệm 338.000 người. Tại Việt Nam, con số thử nghiệm chỉ ở mức 15.637 người (số liệu ngày 20-3). Nhưng bằng cách tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình, quốc gia này đã giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế.
Việt Nam đã hành động rất mau lẹ. Ngày 1-2, Việt Nam đã khởi động một loạt các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 như đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. Hai tuần sau, biện pháp kiểm dịch 21 ngày được áp dụng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Quyết định đó được đưa ra do lo ngại về tình trạng sức khỏe của những người lao động nhập cư trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi nguồn dịch COVID-19. Chính phủ đã tạm dừng các chuyến bay, đóng cửa trường học và thực hiện biện pháp cách ly 14 ngày với những công dân nước ngoài đến Việt Nam.
Những nỗ lực chủ động của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải qua sự cải thiện lớn về chất lượng cuộc sống sau 2 thập kỷ qua. Từ năm 2002-2018, sự chuyển đổi kinh tế đã giúp đưa hơn 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đã tăng hơn gấp đôi, lên hơn 2.500 USD trong năm 2018, mức tăng trưởng GDP thực tế là 7,1%. Y tế quốc gia cũng được cải thiện. Tuổi thọ trung bình tăng từ 71 (năm 1990) lên 76 (năm 2015).
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng đang được cải thiện, tuy còn nhiều việc phải làm. Ở Việt Nam có khoảng 8 bác sĩ trên 10.000 người dân. Italy và Tây Ban Nha đều có 41 bác sĩ trên 10.000 người dân, Mỹ có 26 và Trung Quốc có 18.
Các biện pháp của Việt Nam chống dịch COVID-19 đã được triển khai bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với tất cả người nhập cảnh Việt Nam và hủy bỏ toàn bộ các chuyến bay nước ngoài. Việt Nam cũng đã cách ly những người nhiễm bệnh và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Việt Nam đã đưa ra quyết định nhanh chóng và ban hành các quyết định kịp thời. Ngoài ra, Việt Nam còn có sự giám sát mạnh mẽ của người dân. Những nguồn tin giả, thông tin sai lệch về dịch COVID-19 đều có nguy cơ bị phạt, đã có khoảng 800 người bị phạt vì lý do này.
Tác giả nhận định rằng tuy nguồn lực hạn chế nhưng Việt Nam dường như đã đi đúng hướng trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19.
7- CÁC HÃNG TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI CHO RẰNG VIỆT NAM THÀNH CÔNG VÌ CÓ MỘT XÃ HỘI ĐƯỢC TỔ CHỨC TỐT.
Làm thế nào mà Việt Nam, vốn không phải là quốc gia thịnh vượng nhất ở Đông Nam Á, đã nỗ lực chống coronavirus thành công đến như vậy, trong khi châu Âu giàu có đang hoảng loạn chứng kiến hàng ngàn ca tử vong ?
a- Cách ly nghiêm ngặt và theo dõi rộng rãi các tiếp xúc
Mặc dù Việt Nam là một trong những nước có thu nhập GDP không cao ở Đông Nam Á, nhưng những nỗ lực thông minh chống coronavirus đã đảm bảo tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn so với nhiều nước láng giềng, Tờ báo Mỹ The New York Times viết và thông báo về những biện pháp mới trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19. Việt Nam hạn chế các chuyến bay nội địa và dừng tất cả các cuộc họp công cộng trong hai tuần kể từ thứ Bảy. Hơn 57 nghìn người đang ở các khu cách ly.
10 đến 15 ngày tiếp theo sẽ là khoảng thời gian quyết định trong cuộc chiến chống coronavirus mà Việt Nam coi như chống giặc, - ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam tuyên bố. Tòa báo Đức Deutsche Welle phân tích nguyên nhân thành công của Hà Nội trong cuộc chiến gay go này và lưu ý:
“Việt Nam không có khả năng chống coronavirus theo phong cách của Hàn Quốc, tức là tiến hành 350 nghìn xét nghiệm. Mà nước này áp dụng cách ly kiểm dịch nghiêm ngặt, sớm hơn nhiều so với Trung Quốc. Không giống như các nước phương Tây, Việt Nam không chỉ theo dõi ở cấp thứ nhất, mà chú ý cả cấp thứ hai, thứ ba và thứ tư về các tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Việt Nam đã thực hiện một hệ thống giám sát công cộng rộng rãi, sử dụng lực lượng các quân nhân vốn có kỷ luật, được dân chúng tin cậy và tôn trọng. Chính phủ đã ví cuộc đấu tranh chống lại dịch bệnh như chiến dịch quân sự và huy động các cư dân và dự kiến chấp nhận phí tổn kinh tế không nhỏ. Mọi người đang làm tất cả những gì có thể bởi vì họ tin vào Chính phủ nước mình trong cơn khủng hoảng này và tin vào thành công của cuộc chiến chống coronavirus”,
So sánh các mô hình chống coronavirus của Nhật Bản và Việt Nam, tờ báo Anh có uy tín Financial Times (Thời báo Kinh tế) rằng Việt Nam đã “trở thành hình mẫu về kiềm chế đại dịch ở một quốc gia với nguồn lực hạn chế nhưng có ban lãnh đạo quyết đoán”. Báo Anh Evening Standard (Ngôi sao buổi sáng) cho biết cảnh sống của công dân Việt Nam và du khách nước ngoài trong các trung tâm cách ly là như thế nào. Tờ báo Nga Komsomolskaya Pravda (Sự thật Thanh niên Cộng sản) thuật lại câu chuyện của một người Nga ham mê môn nhảy dù, giải thích lý do Việt Nam trụ vững được trước sự tấn công của coronavirus. CNN thông báo rằng hãng VietJet Airline đã khởi động chính sách bảo hiểm có tên gọi là “SKY COVID CARE”, cho phép hành khách đòi bồi thường 200 triệu VND (khoảng 8.465 USD) nếu như họ bị nhiễm coronavirus khi sử dụng chuyến bay của hãng. Hãng truyền thông Anh Reuters đưa tin Việt Nam đã gửi hơn 190 nghìn tấn gạo vào kho dự trữ nhằm đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho nhân dân cả nước trong thời gian bùng phát đại dịch coronavirus và đình chỉ việc bán gạo ra nước ngoài.
b- Về kinh tế, không phải mọi thứ đều tồi tệ
Tờ báo Anh National Post (Bưu điện quốc gia) thông báo rằng Bộ Tài chính Việt Nam tuyên bố sẽ cung cấp gói ngân khoản 80 nghìn tỷ đồng (3,39 tỷ USD) để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi coronavirus. Hãng truyền thông Bloomberg cho rằng GDP Việt Nam chỉ tăng trưởng 3,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây sẽ là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ chí ít là năm 2013, so với mức tăng trưởng trung bình dự kiến là 5,1% nhưng đây là là tỷ lệ cao nhất nhất trong số các quốc gia Châu Á đang chống dịch COVID-19. Còn The Star Online cho rằng Việt Nam đã tận dụng tối đa “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP) để đạt sự tăng trưởng xuất khẩu đáng kể sang Canada và Mexico.
Tờ Seeking Alpha dẫn ý kiến của các chuyên gia phương Tây cho rằng khi Trung Quốc bị dịch bệnh coronavirus hoành hành, các nhà đầu tư ngày càng tích cực suy tính thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tờ báo Nga Daily News Vladivostok (Tin trong ngày Vladivostok) thông tin rằng Việt Nam đang xem xét mở lại các cửa khẩu biên giới ở tỉnh Lạng Sơn giáp với Trung Quốc để thu xếp cung cấp nông sản cho Trung Quốc. Ấn phẩm Fintech đã giới thiệu 4 công ty khởi nghiệp Việt Nam đang mở rộng thị trường kỹ thuật số từ ví điện tử cho đến nền tảng trao đổi quà tặng.
c- Bài học từ Chiến tranh Việt Nam
Ngày 29-3-2020 đánh dấu mốc 47 năm Mỹ phải chấm dứt chiến ranh và rút quân khỏi Việt Nam. Khi liên tưởng từ quá khứ đến hiện tại, tờ tạp chí Mỹ Milwaukee Independent đã dành bài viết nói về tác động rất mạnh từ những bài học của Chiến tranh Việt Nam. Ấn phẩm gọi cuộc chiến này là “sản phẩm hôi thối của nền chính trị dối trá” và liệt kê tất cả những thủ đoạn lừa dối của Chính phủ Mỹ đối với người dân Mỹ cũng như với toàn thế giới. “Trên thực tế, khó tìm ra một vũ đài chính trị nào trên thế giới có những chính sách cơ bản dựa trên sự dối trá lớn hơn ở Mỹ”.
Còn hãng truyền thông Bloomberg thì so sánh thất bại của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam với lối hành xử của tổng thống Donald Trump trong cuộc chiến chống lại coronavirus: “Cách xử lý kém cỏi của Donald Trump trong đại dịch COVID-19 không khác gì sự bất lực chết người của Tổng thống George W. Bush trước siêu bão Katrina năm 2005. Nhưng đây không phải là cơn bão Katrina của Trump mà đây thực sự là một “Chiến tranh Việt Nam” của ông ta ngay trong lòng nước Mỹ”.
8- BÁO NGA: VIỆT NAM THỰC HIỆN CÁCH LY TOÀN XÃ HỘI – RA TAY TRƯỚC ĐỂ CHẾ NGỰ SỚM.
Đây là bài báo đăng trên trang web đa phương tiện của tập đoàn truyền thông Liên bang Nga Sputnik đúng vào ngày Việt Nam bắt đầu tiến hành “cách ly xã hội” nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Phóng viên của Sputnik và các nhà bình luận đã nhất trí rằng Chính phủ Việt Nam công bố dịch toàn quốc không quá sớm nhưng cũng không quá muộn, không đợi đến khi con số mắc nhiễm”chạm trần” mới công bố dịch. Việc công bố dịch toàn quốc đúng thời điểm của Chính phủ Việt Nam vừa có có tác dụng động viên sức người, sức của phòng chống dịch vừa để cho người dân chuẩn bị tốt về tâm thế để “vào trận”.
Sư tầm từ Tâm Minh Nguyễn | #tamminhnguyen #corora
Nhận mệnh lệnh khẩn cấp hành quân, trung đội của chúng tôi hối hả ba lô con cóc, tay xách nách mang lên đường. Nhiệm vụ của chúng tôi là thiết lập một cơ sở thu dung, cách ly cho bà còn người Việt trở về nước tránh dịch và có thể cả người nước ngoài. Địa điểm là một ngôi trường trung học cơ sở gồm mấy dãy nhà cấp 4 khang trang gần một thị trấn biên giới.
Vì các em học sinh đang phải nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19 lây lan nên Phòng Giáo dục huyện đã bố trí ngôi trường ấy làm nơi cách ly. Ai cũng đinh ninh được ở trong những căn nhà xây gạch lợp mái tôn chống nóng ấy. Nhưng không ! Trung đội trưởng bảo chúng tôi dựng mấy căn lều dã chiến cách mấy dãy nhà ấy chừng hơn 100m làm nơi trú quân. Anh nào không thích ở lều thì ra bìa rừng cạnh đó, mắc võng, phủ tăng mà ngủ.
Tất cả bàn ghế học trò đều được chuyển xuống xếp gọn vào nhà kho. Những chiếc giường sắt 2 tầng còn thơm mùi sơn và những tấm giát giường đóng vội được đơn vị vận tải của quân khu chuyển đến. Còn nhiều thứ lắm, chăn, màn, chiếu, gối, nồi, niêu, xoong, chảo, bát đũa cho đến hàng chục bao gạo, mỳ tôm, dầu ăn, nước mắm, than củi, giường bạt, hộp xốp, cốc nhựa dùng một lần, đũa dùng một lần… Tất cả đều được đóng gói kỹ càng. Nhìn đoàn xe tải vận chuyển các chuyến hàng nối đuôi nhau đến và đi, tôi ước chừng đây là cơ số quân nhu giành cho cả một tiểu đoàn.
Và tôi đã không nhầm, khu vực cách ly do trung đội của tôi phụ trách đã đón tiếp đợt đầu tiên gồm hơn 300 đồng bào trở về bằng đường bộ. Đi cùng với họ là một tổ vệ binh, một tiểu đội quân y với 2 bác sĩ và 9 y tá. Trong đó có một em nữ y tá là sinh viên tập sự. Cứ một người lính chúng tôi phục vụ hơn 10 đồng bào cách ly.
Ngày lại ngày, chúng tôi biến thành chiến sĩ nuôi quân lúc nào không biết. Nhờ có mấy anh cán bộ quân nhu chỉ bảo nên “tay nghề” nấu nướng ngày càng nâng cao. Anh nào dốt nhất thì cũng biết nấu cơm cho dẻo, không sống, không nát. Số còn lại cũng biết chế biến nhiều món ăn ngon. Hàng ngày, thịt tươi, cá tươi, rau dưa, củ quả được xe tiếp lương của trung đoàn chuyển đến. Được một tuần thì hậu cần quân khu “viện trợ” cho chúng tôi ba cái thùng bảo ôn để giữ thực phẩm tươi sống được lâu hơn.
Cứ đến bữa cơm, chúng tôi đóng cơm và thức ăn khô vào hộp xốp, canh thì đổ vào cốc nhựa dùng một lần có nắp đậy, đũa tre dùng một lần sản xuất hàng loạt như ở trong các tiệm ăn. Tất tần tật đều cho vào các túi nilon. Chúng tôi đem đến các cửa phòng rồi để đấy. Bà con tự ra lấy mang vào ăn rồi lại đem ra để chúng tôi thu dọn vào các bao tải rác chờ xe của trung đoàn đến chở đi. Không tiếp xúc là không tiếp xúc ! Thế thôi.
Mấy ngày đầu, đám lính trẻ chúng tôi rất thích mon men đến căn lều Quân y, nơi có em y tá xinh đẹp nhưng đều bị vệ binh ngăn lại. Cách ly là Cách ly ! Đồng chí ấy đang tiếp xúc với những người không biết là có bệnh hay không ! Các cậu lảng vảng đến đây làm gì ?
Đúng vậy ! Mà cũng khó gặp em ấy lắm ! Suốt ngày thăm khám, cấp thuốc cho bà con trong khu cách ly. Lúc em ấy về ăn trưa thì chúng tôi lại đi đưa cơm cho bà con. Khi chúng tôi về thì em ấy lại đến thăm khám cho đồng bào. Đến chiều tối mới về lều Quân y.
Khu cách ly hoạt động được mươi ngày, tôi bất chợt để ý thấy một bà cụ thỉnh thoảng lại đi lại bên hàng rào và nheo nheo đôi mắt chăm chú quan sát khu cách ly. Nhìn cái dáng lưng còng, mái tóc bạc và cây gậy tre trong tay, tôi đoán có lẽ cụ đã già lắm rồi. Cậu vệ binh cũng nhanh mắt nhìn thấy vội chạy ra hỏi:
- Bà ơi ! Bà đến đây làm gì ? Bà có cần cháu giúp gì không ạ ?
Bà cụ chỉ lẳng lặng xua tay rồi chầm chậm bước đi. Đôi guốc gỗ và cái gậy tre cứ lọc cọc, lọc cọc xa dần, xa dần.
Hết một đợt cách ly 14 ngày. Đồng bào về quê. Chúng tôi lại đón tiếp một đợt khác. Cứ như thế, tuần này qua tuần khác, tháng trước sang tháng sau, công việc cứ lặp đi lặp lại, khiến không ít lính trẻ như chúng tôi mệt nhoài.
Một hôm, nhân khi đợt cách ly trước đã về hết nhưng đợt cách ly sau chưa tới, trung đội trưởng cùng chúng tôi ra ngồi chơi ngoài cổng trường. Chà ! Thật là sảng khoái ! Không khí ở đây trong lành hơn nhiều so với thành phố dưới kia đầy bụi bặm, khói xe, khói nhà máy... Vui nhất là hôm nay, có em y tá xinh đẹp tham gia.
Để thu hút sự chú ý của “người đẹp”, đám lính trẻ chúng tôi thi nhau hát hò rồi kể đủ các thứ chuyện từ Đông sang Tây; lại còn bày đặt ra đủ mọi thứ chuyện quỷ quái nhất trên đời. Rồi hết khôn dồn đến dại. Có thằng còn phịa chuyện trung đội trưởng bị vợ… cắm sừng để rồi hắn bị củng đầu một cái nên thân. Đúng lúc cả hội đang cười như địa chủ được mùa thì anh dân quân xã cùng tham gia canh gác cất tiếng:
- Mệ ơi ! Mệ lên đây làm gì ?
Tất cả chúng tôi đều ngoảnh mặt nhìn ra cổng. Tôi thì mắt chữ o mồm chữ a. Ồ ! Đúng bà cụ ấy đấy !
Vẫn mái tóc bạc trắng, tấm lưng còng, cây gậy tre, bà cụ lầm lũi đi vào. Một tay xách con gà trống và mấy mớ rau. Tay kia xách một bao tải nhỏ. Chắc là gạo. Giọng cụ run run.
- Mệ nghe nói mấy đứa bay trên ni phục vụ bà con khổ lắm. Mệ đem gà, rau và gạo nếp lên cho mấy đứa mi đây.
Chúng tôi vội ùa lại. Anh dân quân giới thiệu:
- Đây là mệ Diệu, ở xóm Chùa. Mệ có hai con đều là liệt sĩ. Giờ mệ vẫn ở một mình. Mệ đã gần 90 tuổi rồi đấy.
Em y tá trẻ vuốt tấm lưng còng của bà cụ rồi bảo:
- Mẹ ơi ! Chúng con cảm ơn mẹ ! Chúng con ở đây có Nhà nước và Quân đội chăm lo chu đáo rồi ạ.
- Ừ thì người nhà nước bây giờ có ai còn đói nữa đâu. Có phải như thời tau đánh Mỹ, có đọi nác ngọt mà cũng phải chia nhau. Nhưng mệ vẫn thương các con. Rau tươi, thịt tươi chở dưới xuôi lên đây thì ôi ai hết cả còn gì.
Trung đội trưởng nói:
- Mệ cứ giữ lấy mà bồi dưỡng sức khỏe. Chúng con cũng có đủ rồi mà !
Cụ bà ngồi xuống bậc thềm, nhìn xa xăm lên ngọn núi trước mặt rồi bảo:
- Mệ ngần này tuổi đầu rồi. Sống được bao lâu nữa. Chẳng may cái con vi trùng cô cô gì đấy…
Trung đội trưởng đỡ lời:
- Cô rô na mệ ạ !
- Ờ thì cái con sô cô la mắc dịch gì đấy nó có đem mệ đi thì mệ cũng chẳng tiếc. Nhưng chừ thì các con phải cố gắng ăn nhiều, ăn đủ mà có sức khỏe. Các con phải sống chứ, phải sống khỏe để còn cứu lấy bà con mình, còn phục vụ bà con mình chứ !
Chúng tôi nhìn nhau, sống mũi thằng nào cũng cay cay. Riêng em y tá thì vội quay mặt đi, giấu giọt nước mắt đang lăn tròn trên gò má.
Trung đội trưởng bặm môi lại, bước đến đến trước mặt bà cụ và nói dõng dạc.
- Chúng con, những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam xin đón nhận sự chăm lo của mẹ. Mong mẹ nhận của chúng con lòng biết ơn !
Đồng chí dân quân nhờ chúng tôi canh giữ cổng trường rồi dìu bà cụ ra về.
Chiều buông xuống ! Hình bóng bà cụ cứ xa dần, xa dần. Tấm lưng như còng hơn dưới sức nặng của thời gian. Đôi chân bước thấp bước cao trên con đường đá sỏi. Hình bóng ấy chợt mờ đi, nhòe đi trong những giọt lệ của tôi. Ngoảnh nhìn sang bên, cả tiểu đội nuôi quân đứng im bất động. Mắt thằng nào thằng nấy đỏ hoe…
Sư tầm từ Tâm Minh Nguyễn | #tamminhnguyen #corora
PHẦN I: DỊCH COVID-19, NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VÀ KHÔNG MỚI.
Hôm nay, 26-2-2020, dịch COVID-19 diễn ra đã được 81 ngày và số người mắc/nhiễm cũng đã chạm mốc 81.000 người. Chừng đó thời gian đủ để người ta có thể có được một bức tranh tương đối đầy đủ về bệnh dịch nguy hiểm này. Từ việc xác định virus “SARS-COV-2” (trước đó có tên tạm gọi là “2019-nCoV”) là “thủ phạm” gây bệnh, đến việc xác định cơ chế lây lan, xác định các con đường truyền bệnh, xác định các biện pháp phòng ngừa, xác định phác đồ điều trị, xác định hướng chế tạo vaccine và dược phẩm chữa bệnh... Bên cạnh đó, tình hình diễn biến của dịch bệnh tại nhiều quốc gia cũng cho thấy hiệu quả của những biện pháp phòng chống dịch của chính quyền và của người dân, kiểm nghiệm tác dụng của các biện pháp đó và rút ra những bài học cần thiết để bao vây, cô lập và dập tắt nạn dịch COVID-19.
1- Điểm lại 10 bệnh dịch nguy hiểm mà thế giới đã hứng chịu trong nửa thế kỷ trở lại đây.
- Dịch sốt xuất huyết Marburg (MHF) do virus Marburg (MARV) thuộc họ virus Filoviridae gây ra. Khởi phát từ các thành phố Franfurk am Mein và Marburg (CHLB Đức) năm 1967, dịch MHF lan ra nhiều thành phố thuộc 11 quốc gia ở Châu Âu, trong đó có thủ đô Beograd của Nam Tư. Trên thế giới có tới trên 10 loại virus có thể gây sốt xuất huyết và thỉnh thoảng lại làm bùng lên những vụ dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch sốt xuất huyết MHF là điển hình vì nó làm chết 373 người trong tổng số 466 người nhiễm (80%), lớn hơn nhiều so với các bệnh sốt xuất huyết khác.
- Dịch số xuất huyết Ebola (EHF) khởi phát đầu tiên tại làng Yambuku (CHDC Congo) ngày 26-8-1976. Virus Ebola (EBOV) là thủ phạm gây ra các vụ dịch số xuất huyết Ebola ở 12 quốc gia Trung và Tây Phi (1976), tái bùng phát tại CHDC Congo (1995), hoàng hành tại Uganda (2000), lan truyền sang Nga (2004), tái bùng phát tại CHDC Congo và Uganda (2007), lan tới Nam Sudan (2012), gây nên trận đại dịch Ebola tại Tây Phi (2013-2016), lan tới cả Mỹ, Anh, Italia và Tây Ban Nha (2014), tái bùng phát lần thứ ba tại CHDC Congo (2017-2019). Dịch EHF đã lan ra 16 quốc gia, lây nhiễm cho 33.577 người, làm chết 13,652 người (40,4%) và đến nay vẫn chưa chấm dứt cho dù đã bị cô lập tại tỉnh Kivu (CHDC Congo).
- Dịch viêm não ngựa Hendra (HHD) do virus Henipa gây ra bùng phát lần đầu tại thị trấn Hendra, bang Queensland (Australia) tháng 9-1994. Ngay từ khi mới khởi phát, dịch HHS đã làm chết 4 người và 83 con ngựa. Năm 1998, một biến thể của Henipavirus là Nipahvirus gây bệnh viêm não đã bùng phát tại làng Sungai Nipah (Malaysia), lây lan ra Bắc và Đông Australia, lan rộng đến Đông Nam Á và Ấn Độ. Tháng 7-2019, bệnh dịch này mới tạm chấm dứt với 166 người chết trên tổng số trên 700 người lây nhiễm.
- Dịch cúm gia cầm (còn gọi là bệnh “Cúm gà”) khởi phát lần đầu tại Hồng Công (Trung Quốc) năm 1997 do virus H5N1 (một trong số 15 chủng virus HxNy) gây ra. Trong lịch sử, bệnh ‘Cúm gia cầm” (còn gọi là “Dịch cúm Tây Ban Nha) do chủng virus H1N1 gây ra trận đại dịch cúm 2018 ở Châu Âu, Bắc Phi và Châu Mỹ làm chết khoảng gần 20 triệu người (gấp 1,5 lần số quân nhân các bên tử trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất). Năm 1957, virus H2N2 gây ra dịch cúm tại Châu Á làm chết trên 100.000 người. Năm 1968, dịch “Cúm Hồng Kông” do chủng virus H3N2 gây ra làm chết khoảng 700.000 người.
Và năm 1997, virus H5N1 lần đầu tiên xuất hiện ở Hồng Kông làm chết 4 trong số 16 người nhiễm. Đến nay, Cúm gia cầm H5N1 đã lây nhiễm cho 861 người, trong số đó có 455 ca tử vong.
- Dịch viêm phổi cấp thể nặng SARS do virus SARS-CoV (một trong 17 chủng virus Corona đã được biết) gây ra bùng phát tại Hồng Kông tháng 11-2002 và đến tháng 7-2003 thì lan rộng ra 37 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dịch SARS đã làm chết 774 người trong tổng số 8422 người bị nhiễm (trong đó có 650 người Trung Quốc).
- Dịch viêm đường hô hấp cấp tính (còn gọi là “Cúm lợn”) do chủng virus cúm H1N1/09 tái bùng phát vào tháng 4-2009 tại Maxico và chỉ 3 tháng sau đã nhanh chóng lan rộng ra 214 quốc gia trên thế giới. Tổng số ca nhiễm lên đến trên 20 triệu, giữ kỷ lục trong số các dịch bệnh nguy hiểm từ 50 năm trở lại đây, trong đó có có 9.868 ca nhiễm tại Việt Nam. Dịch Cúm H1N1 được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá mức nguy hiểm cấp 6 (cấp đại dịch toàn cầu) đã làm chết 575.400 người, trong đó có 22 ca tử vong tại Việt Nam (tính đến năm 2019). Đến nay, dịch “Cúm lợn” vẫn là bệnh dịch tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất mặc dù đã có vaccine phòng chống và thuốc đặc trị Tamiflu. WHO cũng đổi tên cho virus này thành H1N1/09 để phân biệt với virus A/H1N1 thường gây ra bệnh “cúm mùa” ít nguy hiểm hơn.
- Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS, còn gọi là “cúm Lạc đà”) do virus MERS-CoV (cũng là một chủng virus thuộc họ Corona) gây ra bùng phát tại Arabia Saudi tháng 6-2012. Tính đến tháng 11-2019, dịch MERS đã lan đến 28 quốc gia, gây nhiễm cho 2.494 người, trong đó có 858 ca tử vong.
2- Các phương thức lan truyền bệnh dịch:
- Phương thức “vết dầu loang”.
Trên thế giới trước khi diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là về giao thông vận tải, sự giao lưu giữa các vùng đất có người sinh sống rất hạn chế. Do vậy, con người khi đó hầu như không có khái niệm về y tế, về kiểm dịch, về chăm sóc sức khỏe. Và cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi mọi dịch bệnh đều được quy nguyên nhân do quỷ dữ, do phù thủy hay bất kỳ một thế lực thự nhiên thần bí nào. Vào những thế kỷ đầu công nguyên cho đến trước thời kỳ phục hưng, chỉ có các dân tộc ở phương Đông mới có tư duy khoa học hơn về sức khỏe và bệnh tật, về y tế và dược phẩm trong khi cả châu Âu và phương Tây khi đó vẫn đắm chìm trong duy tâm thần bí dưới bóng đen của nhà thờ Thiên chúa giáo.
Khi đó, mọi loại dịch bệnh nguy hiểm mà thế giới thời kỳ này thương lây lan theo hiệu ứng vết dầu loang. Một số mầm bệnh có thể theo chân các đoàn lữ hành, các đoàn thương nhân hoặc những người du cư, du mục để lan truyền từ nơi này đến nơi khác. Nhưng phần lớn sự lan truyền các bệnh dịch thời cổ-trung đại đều do các loài động vật di trú, chủ yếu là chim hoang dã reo rắc. Từ một “tâm dịch” bàn đầu, bằng nhiều con đường khác nhau, trực tiếp từ người sang người, từ động vật sang người hoặc thông qua các thể trung gian truyền bệnh, mầm bệnh được lan tỏa đi khắp mọi nơi. Đó là cách lan truyền dịch bệnh cổ điển.
Phương thức lan truyền bệnh dịch kiểu cổ điển cho thấy một tốc độ lây lan chậm chạm, đôi khi là hàng năm trời. Mầm bệnh phải đi qua nhiều vùng có khí hậu và thời tiết khác nhau, đôi khi trái ngược nhau. Trong điều kiện ấy, các mầm bệnh rất dễ bị diệt vong trên đường di chuyển và người ta cũng rất dễ xác định con đường lan truyền của các mầm bệnh để có biện pháp đối phó. Mặt khác do mật độ dân cư thưa thớt (vào thế kỷ thứ XV, ước tính toàn thế giới có không quá 300 trệu người sinh sống) nên dịch bệnh rất dễ bị bao vây, cô lập, khống chế và dập tắt. Ngay trong thời hiện đại, một số dịch bệnh phát sinh ở Châu Phi, nơi có hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội và y tế yếu kém rất dễ tàn phá cả một quốc gia nhưng rất khó lan rộng nếu như tâm dịch bị phát hiện và cô lập từ sớm.
- Phương thức “sóng thần”.
Đây là hiệu ứng lan truyền dịch bệnh thời “Công nghiệp hóa”. Hiệu ứng này có liên quan đến việc phát hiện “điểm nổ” của dịch bệnh và thiết lập hàng rào y tế như những “con đê” ngăn chặn các “làn sóng” dịch bệnh.
Trước hết, phải kể đến tâm dịch đầu tiên ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Thành phố năm trên hai bờ sông Trường Giang (Dương Tủ) này gồm 2 khu Vũ Xương ở phía Nam và Hán Khẩu ở phía Bắc. Sau 17 thế kỷ, Vũ Hán lại nổi tiếng trở lại về bệnh dịch COVID-19.
Ít ai biết rằng cách đây trên 1.700 năm, khu vực Vũ Hán chính là nơi diễn ra trận “Hỏa công Xích Bích” của 10 vạn quân liên minh Ngô-Thục đánh bại gần 80 vạn quân Ngụy do Thừa tướng Tào Tháo chỉ huy. Một điều đáng chú ý là là cũng tại nơi đó, tại thời điểm diễn ra trận đánh đó đã có một loại dịch bệnh lạ lan tràn khiến cho quân sĩ hai bên chết như ngả rạ mặc dù chưa có một trận lớn nào diễn ra. Ngay cả đại danh y Trung Quốc thời đó đó là Hoa Đà cũng đành chịu bó tay và khuyên Tào Tháo chờ đến 21 ngày sau khi hết dịch hãy xuất quân.
Dữ liệu này tuy chỉ được ghi trong dã sử, không được chép vào chính sử nhưng vẫn được các nhà điện ảnh Trung Quốc thời nay đề cập đến một cách khá chi tiết trong bộ phim sử thi “Đại chiến Xích Bích” (ra rạp năm 2008). Khi đó, để dập dịch và triệt tiêu mầm bệnh, người ta “chỉ có thể đốt, không thể chôn” thi thể những người chết do dịch bệnh (nguyên văn lời của nhân vật Khổng Minh trong phim).
Thực ra thì biện pháp có vẻ như “man rợ” ấy đã lặp đi lặp lại hàng trăm, hàng nghìn lần khi những binh sĩ tử trận đều bị thiêu xác tập thể trong các cuộc chiến tranh thời cổ đại, đặc biệt là ở Hy Lạp, ở bán đảo Tiểu Á, ở La Mã, ở Lưỡng Hà và ở khắp vùng Địa Trung Hải cho đến phía Tây Ấn Độ thời cổ đại. Không chỉ đốt các thi thể, người ta còn đốt cả trang phục, vật dụng của người chết và thậm chí là cả những ngôi nhà, những túp lều trong vùng dịch. Và đó cũng là biện pháp cuối cùng hữu hiệu nhất để con người có thể dập tắt các dịch bệnh.
Thế nhưng ở Vũ Hán cuối năm 2019, người ta lại chứng kiến điều ngược lại.
Tại đây, không thể không nói đến sự thiếu vắng cả trách nhiệm lẫn kinh nghiệm của những người lãnh đạo, những người làm công tác quán lý y tế và sức khỏe ở địa phương. Trong đó có không ít lãnh đạo đầu tỉnh và lãnh đạo ngành y tế của tỉnh này.
Thay vì tập trung vào việc sớm cô lập khu vực bùng phát dịch thì họ lại đi tìm nguyên nhân ở những thực thẩm tươi sống bày bán tại chợ hải sản Vũ Hán. Thay vì tiếp nhận và nghiên cứu những cảnh báo của bác sĩ Lý Văn Lượng (người đã mất vì COVID-19) về một triệu chứng tổn thương đường hô hấp tương tự như dịch SARS-CoV-2003 thì người ta lại răn đe vị bác sĩ này và các đồng nghiệp của ông. Thay vì tập trung cô lập và sớm dập tắt dịch bệnh thì người ta lại dập tắt các thông tin về tình hình dịch bệnh tại đây trong những ngày đầu.
Những vị lãnh đạo chính quyền tỉnh Hồ Bắc, chính quyền thành phố Vũ Hán và các quan chức y tế cùng cấp đã bị huyền chức. Nhưng cái giá phải trả do sự tắc trách, sợ trách nhiệm, thiếu kinh nghiệm đã là quá lớn. Phải đến một tháng sau khi dịch bệnh lan ra toàn tỉnh Hồ Bắc, người ta mới công bố dịch và áp dụng những biện pháp phòng chống khi đã muộn.
Sự muộn màng ấy không chỉ đặt gần 60 triệu người dân tỉnh Hồ Bắc vào tình thế cực kỳ nguy hiểm khi “sóng dịch” từ Vũ Hán lan ra toàn tỉnh, biến Hồ Bắc thành một ổ dịch khổng lồ mà từ ổ dịch này, “sóng dịch” COVID-19 đã lan ra toàn lãnh thổ Trung Quốc, (bao gồm cả các đặc khu Hồng Kông, Ma Cao, vùng lãnh thổ Đài Loan) và ra nước ngoài, trước hết là các quốc gia Châu Á có đường biên giới chung với Trung Quốc. Nếu như người ta sớm phong tỏa thành phố Vũ Hán bằng các biện pháp cô lập giao thông được ví như “đắp đê ngăn sóng” ngay từ khi phát hiện khoảng 10 ca nghi nhiễm đầu tiên thì sóng dịch đã không thể lan ra ngoài thành phố.
Trong tình hình đó, các quốc gia nào có đường biên giới chung với Trung Quốc, có các tuyến giao thông đường bộ, đường không trực tiếp tới Vũ Hán, tới Hồ Bắc sớm thiết lập được các “con đê ngăn sóng dịch” tại biên giới, tại các cửa khẩu quốc gia và quốc tế thì các quốc gia ấy có nhiều cơ hội tốt hơn để kiểm soát và hạn chế tới mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh. Hầu như tất cả các quốc gia có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc đều hạn chế nghiêm ngặt, thậm chí là cấm nhập cảnh đối với tất cả những ai đã từng đến, từng đi qua vùng dịch. Mặc dù có thể gây tổn hại lớn về kinh tế, nhất là đối với các ngành du lịch, dịch vụ nhưng biện pháp mạnh mẽ này tỏ ra có hiệu quả rất thiết thực, giúp ngăn chặn tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Những quốc gia bên cạnh Trung Quốc thiết lập và duy trì tốt các “con đê ngăn sóng dịch” phải kể đến Triều Tiên, Lào, Myanma và Mông Cổ (hiện chưa có một ca nhiễm nào được công bố), Nga và các nước thuộc không gian Liên Xô cũ (chỉ có 2 ca nhiễm và đều đã bình phục), Ấn Độ và Nepan cũng ngăn chặn dịch thành công với chỉ có 4 ca mắc nhiễm và đều đã phục hồi.
Việt Nam không phải là nước thành công nhất về kiểm soát dịch COVID-19 trong số các nước có biên giới chung với Trung Quốc nhưng cũng thu được kết quả bước đầu rất tốt với 16 ca mắc nhiễm đều có nguồn gốc trực tiếp từ vùng dịch Vũ Hán và đều được chữa khỏi, không có ca tử vong vì COVID-19. Tuy nhiên, mối nguy hiểm vẫn còn tiềm ẩn ở phía trước khi trong nước vẫn còn 31 ca nghi nhiễm đang được cách ly y tế chặt chẽ và 5.675 người Việt trở về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người bệnh đã được theo dõi và kiểm soát. Địa bàn xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc được coi là tâm dịch đầu tiên đã được cách ly sớm nhưng đến nay vẫn còn phải tiếp tục phong tỏa.
Kinh nghiệm 2 tháng đối phó với dịch COVID-19 của Việt Nam và một số nước khác cho thấy những “con đê ngăn sóng dịch” vẫn cần được duy trì. Bởi dịch COVID-19 tại Trung Quốc đã dần bị khống chế và đẩy lùi nhưng nó lại bùng phát ở những nơi khác, tạo nên những “làn sóng dịch” mới thế hệ F2, F3… Fn có thể tấn công vào bất cứ quốc gia nào.
Đến đây, một vấn đề đặt ra là tại sao trong khi những quốc gia láng giềng có đường biên giới trên bộ chung với Trung Quốc, có nguy cơ bị lây lan mạnh nhất đã ngăn chặn dịch bệnh thành công thì những quốc gia khác không có đường biên giới chung với Trung Quốc lại bị dịch bệnh COVID-19 tấn công ác liệt và mau lẹ ? Trong số đó, có cả những quốc gia có nền khoa học hiện đại và tiên tiến, nhất là y sinh học ?
- Phương thức “sóng địa chấn” và “dư chấn”.
Việc ví “sóng dịch bệnh” với “sóng địa chấn” đúng trên cả hai phương diện khi so sánh “sóng dịch bệnh” với “sóng mặt” có tính lan tỏa và phản xạ gây tác hại bề mặt cũng như khi so sánh với “sóng khối” có tính truyền thẳng và khúc xạ trong môi trường xã hội vốn có tình đán hồi. Đối với sự lan tỏa của dịch bệnh thì “sóng mặt” gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe của con người, còn “sóng khối” gây tác hại đến nhiều lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng, sản xuất, kinh doanh, giáo dục và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Điều này thể hiện rất rõ trong 81 ngày diễn biến dịch COVID-19 vừa qua. Thiệt hại giá trị quy ra tài chính-tiền tệ (trừ thiệt hại về người) được ước tính lên tới hàng trăm tỷ USD. Theo ước tính của IMF và WB, nền kinh tế toàn cầu có thể suy giảm tăng trưởng từ 0,3 đến 0,5% trong năm 2020.
Nhưng một vấn đề còn lớn hơn là “sóng dịch” chỉ gây ra những “dư chấn” và “bùng phát thứ cấp” tại một số quốc gia, còn ở một số quốc gia khác thì không có hiệu ứng đó. Vậy nguyên nhân ở đâu ?
Hiện nay, dịch COVID-19 đã chuyển sang một trạng thái mới, tâm dịch Vũ Hán đã được khống chế. Nhưng trong khi Trung Quốc kiểm soát dịch bệnh tốt hơn thì các ổ dịch mới ngoài Trung Quốc ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Italia.v.v… đã xuất hiện. Phương thức lan truyền của virus SARS-COV-2 cũng như các virus H1N1/09 và MERS-COV gần đây đã rất khác so với các phương thức lan truyền cổ điển. Đó là tốc độ lây lan rất nhanh, phạm vi rất rộng, không từ một “ngõ ngách” nào trên thế giới.
Sở dĩ có tình trạng nói trên là vì trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, các phương tiện giao thông đã thu hẹp mọi khoảng cách trên toàn cầu. Trong điều kiện ấy, biên giới quốc gia không còn là “hàng rào” ngăn chặn các mầm bệnh. Điều này rất dễ nhận thấy từ cách đây 100 năm, khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trở thành một trong các điều kiện gây nên sự lan truyền virus H1N1 (nguyên bản) ra khắp Châu Âu, chủ yếu trên các chiến trường trọng điểm. Bên cạnh đó, chính tình trạng chiến tranh đã làm suy yếu, kiệt quệ khả năng phòng chống dịch bệnh, do đó, nhân lên gấp bội số ca mắc nhiễm và tử vong do dịch bệnh chứ không phải do súng đạn.
Còn hiện nay, dù thế giới ít có khả năng xảy ra chiến tranh nhưng với hệ thống logistic cực kỳ phát triển, một mầm bệnh có thể được mang từ bên này sang bên kia đại dương, đi qua nửa vòng trái đất chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Vì vậy, mọi biện pháp kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh sẽ hết sức khó khăn nếu người ta cứ suy nghĩ theo lối cổ điển rằng dịch bệnh còn ở rất xa, khó mà lan tới.
Và chính điều này đã phát huy cách thức lây truyền thứ ba của dịch bệnh. Nó không chỉ đơn giản theo cách thức “vết dầu loang” hay cách thức “làn sóng” quen thuộc mà theo cách lan truyền của một “tâm chấn dịch bệnh” tạo ra nhiều “dư chấn” và gây nên những trận “động đất dịch bệnh” khác ở nơi khác. Tất nhiên là với tốc độ chậm hơn động đất theo nghĩa đen.
Thông thường, các dư chấn của một trận động đất sẽ tác động đến các vùng có cấu tạo địa tầng yếu và bất ổn, chứa đựng nhiều “ứng suất trước” ở xung quanh nó. Đến lượt các vùng có cấu tạo địa chất yếu và bất ổn đó sẽ nhận được các sóng địa chấn lan truyền tới và “phát huy” ứng suất đã tích tụ từ trước để gây ra một trận động đất mới. Đó cũng là phương thức lan truyền dịch bệnh của thời toàn cầu hóa, khi các loại virus có thể đi theo con người đến mọi ngõ ngách của trái đất chỉ trong một thời gian ngắn.
Phương thức lan truyền bệnh dịch Coidvid-19 này cho thấy chỉ cần một số ít mầm bệnh lan tới nơi nào có hệ thống phòng ngừa yếu kém, có tình trạng xã hội bất ổn thì đều phát tác hậu quả tệ hại. Vì vậy, đừng ai nghĩ rằng một trận dịch nhỏ ở một nơi nào đó trên thế giới này có thể không ảnh hưởng đến mình. Nói cách khác virus SARS-COV-2 bây giờ đang đóng vai “Chúa trời”. Mà đứng trước “Chúa trời” thì mọi người đều bình đăng như nhau. Vì SARS-COV-2 không phân biệt kẻ sang hèn, không phân biệt nam, phụ, lão ấu, không phân biệt giàu, nghèo .v.v…
Một vụ dịch nhỏ ở bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể kích thích một cơn “địa chấn xã hội” một khi quốc gia ấy tích tụ nhiều “ứng suất trước” trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Điều đó nguy hiểm không kém so với sự bùng phát dịch bệnh ở một quốc gia kém phát triển, nghèo về kinh tế, đói về đời sống và có một hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe yếu ớt như nhiều quốc gia ở Châu Phi, một lục địa “chẳng ai thèm ngó ngàng đến”.
Điều trớ trêu là chính cấu trúc xã hội của con người ở từng quốc gia cũng như hệ thống chính trị, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe và hệ thống văn hóa cộng đồng của các quốc gia không giống nhau đã tạo nên những “đứt gãy địa tầng” trong xã hội; do đó làm cho dịch bệnh có thể lây lan, ảnh hưởng rất xấu đến các quốc gia nào đó trong khi lại ít ảnh hưởng xấu đến một số quốc gia khác. Để giải quyết chuyện này cần tìm ra những điểm yếu, những “đứt gãy địa tầng xã hội”, những vùng bất ổn tích tụ các “ứng suất trước” để có thể sớm có biện pháp phòng tránh và rút ra những bài học phòng chống các dịch bệnh cho con người.
Bên cạnh đó là sự mất cảnh giác của con người, từ giới lãnh đạo quốc gia đến từng người dân, từ các doanh nhân giàu có đến những người lao động làm thuê, từ những người lính thường đến các chỉ huy quân sự, từ nông dân đến trí thức .v.v… đó chính là điểm yếu có thể tạo nên sự “khuếch đại” thực sự đối với dịch bệnh và làm cho nó diễn biến nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.
Nếu ta đặt phương thức lan truyền của dịch bệnh trong thời kỳ “Toàn cầu hóa” đã phát triển mạnh mẽ gấp nhiều lần so với cách đây trên dưới 20 năm thì có thể thấy phương thức lan truyền mới này có liên quan đến việc đối phó với dịch bệnh đã xâm nhập và bùng phát các ổ dịch mới cũng như đánh giá sự vững chắc của các cấu trúc xã hội, từ đó để có thể “gia cố” những chỗ yếu, giải quyết các hiện tượng có nguy cơ phát sinh “ứng suất địa chấn xã hội” và hình thành các cơ chế đột xuất để tập trung nguồn lực của toàn xã hội trong việc ngăn chặn, bao vây, cô lập và dập tắt dịch bệnh. Nói tóm lại, phương thức lan truyền dịch bệnh kiểu “sóng địa chấn” có liên quan đến con người trên nhiều mặt như: Nền tảng kinh tế xã hội; Hệ thống chính sách xã hội và cơ chế hiện thực hóa chính sách; Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe; Tiềm lực khoa học và công nghệ; Nền giáo dục, nếp sống văn hóa và ý thức của người dân.v.v…
Vì vậy giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay đối với nền y tế, căm sóc sức khỏe toàn cầu do WHO coi sóc chính là cần mở rộng trọng tâm phòng ngừa từ Trung Quốc sang các nước đang bùng phát COVID-19 thế hệ F2 và chuẩn bị đối phó với các làn song F3, F4.v.v... cũng như nguy cơ tái bùng phát dịch ở bất kỳ đâu trong tương lai. Bên cạnh việc chạy đua với thời gian để chế ra vaccine và các loại thuốc kháng virus SARS-COV-2, các quốc gia cần đánh giá nghiêm túc, khách quan nhằm củng cố hệ thống chính trị xã hội của mình. Cần quan tâm gia cố vững chắc hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe, hệ thống dự trữ dự phòng về vật chất, hệ thống chính sách và cơ chế điều hành và đặc biệt là đào tạo, rèn luyện con người để có thể có những phản úng đủ nhanh, đủ nhạy, đủ mạnh nhằm phòng vệ và ngăn chặn các loại bệnh dịch từ xa, từ sớm; không để dịch bệnh bùng phát rồi mới lo đi chống dịch, dập dịch như ở Hồ Bắc, Trung Quốc.
PHẦN II: KINH NGHIỆM VIỆT NAM VÀ NHỮNG KỊCH BẢN TIẾP THEO.
QUÁ TRÌNH NHÂN RỘNG CỦA VIRUS HỌ CORONA
1- Với S-Protein của chúng, virus corona liên kết trên các phân tử bề mặt tế bào như "amino-peptidase N". Các virus có nguồn gốc từ HE-protein, cũng có thể liên kết với acid thần kinh N-acetyl đóng vai trò là thụ thể ACE.
2- Cho đến nay, vẫn chưa rõ liệu vi-rút xâm nhập vào tế bào gen bằng phản ứng tổng hợp màng tế bào hay do endocytosis qua trung gian thụ thể trong đó vi-rút được điều hòa thông qua endosome, là chất gây bệnh dưới da do bơm proton. Trong trường hợp đó, virus phải thoát khỏi sự vận chuyển đến lysosome.
3- Vì coronavirus có bộ gen RNA sợi xoắn theo chiều kim đồng hồ (xoắn dương) duy nhất, chúng có thể trực tiếp sản xuất protein và bộ gen mới của chúng trong tế bào chất. Lúc đầu, virut tổng hợp kích thước RNA polymerase của nó chỉ tái tổ hợp và tạo ra các RNA virus. Enzim này tổng hợp kích thước chuỗi giảm bằng cách sử dụng sợi xoắn dương làm mẫu